Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều

5/5 - (1 bình chọn)
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học nghệ thuật suy cho cùng là sự phản ánh thế giới đời sống của con người theo cách riêng của nó. Nếu âm nhạc dùng âm thanh, tiết tấu, giai điệu… hội họa dùng màu sắc, đường nét, hình khối,… để vẽ lên bức tranh đời sống và thế giới bên trong của người nghệ sĩ, thì văn chương lại là nghệ thuật của ngôn từ. Một tác phẩm nghệ thuật có thể thành công, thu hút được độc giả không chỉ thông qua ngôn từ, lời văn mà quan trọng hơn nó còn phải thể hiện qua những hình ảnh, hình tượng mà con người thường gọi đó là biểu tượng. Theo Từ điển tu từ- phong cách thi pháp học, Nguyễn Thái Hòa đã cho rằng: “Biểu tượng văn học là những biểu tượng trong sáng tác văn học tức là những hình ảnh khác hoặc một số phẩm chất, một số đặc trưng khác đối với đối tượng biểu hiện”[7]. Văn học nói chung và văn học hiện đại, hậu hiện đại nói riêng được xem là văn học của các ẩn dụ và biểu tượng. Những tác giả của dòng văn học này luôn nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tỉnh táo, giàu chất suy tư và chiêm nghiệm đồng thời luôn cố gắng tìm ra cho mình những hướng đi mới tạo ra những quan niệm riêng về đời sống. Quan niệm ấy hoá thân vào bình tượng, dồn nén thành những biểu tượng buộc người đọc phải giải mã những thông điệp thẩm mĩ được gửi gắm trong đó.
Nếu bạn đang trong quá trình viết tiểu luận, bạn bận công việc hoặc vướng phải nhiều vấn đề không thể tự mình hoàn thiện bài tiểu luận cho mình được, bạn cần tìm một đơn vị viết bài uy tín thì có thể liên hệ với trung tâm Luận Văn Group nhé, chúng tôi nhận viết thuê tiểu luận với giá cạnh tranh nhất thị trường.
Trong số những cây bút văn chương của nền văn học Việt Nam, Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc. Trong ông không chỉ có con người bay bổng, ưu tư với những phiền muộn thi ca, mà còn có một nhà báo linh hoạt và nhạy bén. Nguyễn Quang Thiều đã có một chỗ đứng trịnh trọng trong nền văn học ngày nay. Với cá nhân ông, khi ông viết là ông đang hồi tưởng về một đời sống mà ông đã sống. Tự mang đến cho mình một nền tự do, một trí tưởng tượng và một giấc mơ. Cái mới đối với ông là những gì ông phát hiện trong đời sống của chính mình, hoặc một đời sống liên quan đến ông mà nhiều khi ông tưởng đã cũ mềm. Cái mới này làm cho ông được mở rộng, được giàu có và được hưởng thụ. Cái mới này không liên quan đến những tranh luận sơ lược và những lúc ấu trĩ về chuyện mới, cũ trong cái vỏ hình thức của những sáng tác mà chúng ta tốn thời gian tranh cãi. Tất cả như đã đánh thức bao thứ ngôn ngữ riêng biệt của bản thể nghệ thuật- biểu tượng trong ngôn ngữ của chính tâm hồn, nơi chúng ta nhìn rõ nhất.
Với những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài “Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều” nhằm khảo sát và tìm hiểu hai biểu tượng nổi bật trong sáng tác Nguyễn Quang Thiều để từ đó thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Đồng thời, cũng làm sáng tỏ hơn một tài năng, một bản lĩnh nghệ thuật rất riêng mang tên Nguyễn Quang Thiều.
2. Lịch sử vấn đề
Trong các công trình nghiên cứu về biểu tượng trong các tác phẩm văn chương, từ những cái nhìn bao quát cho đến những nghiên cứu về các tác giả cụ thể, có thể nhận thấy các vấn đề xung quanh biểu tượng được đề cập đến ngày càng nhiều cho thấy mức độ quan trọng của vấn đề. Trong đó, các hình thức, dạng thức khác nhau của biểu tượng đã được phân tích, kiến giải từ nhiều góc độ khác nhau, mang lại cho khóa luận nhiều gợi ý và đối thoại có giá trị.
Trong bài viết của mình “Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thập kỷ 80 đến nay”, khi nêu ra, phân tích và minh họa cho xu hướng tiểu thuyết “trò chơi”, tác giả Nguyễn Thị Bình đã đưa ra những luận điểm có liên quan hết sức sâu sắc với vấn đề biểu tượng của văn xuôi đương đại. Những tiểu thuyết được tác giả xem là tiêu biểu cho “những nỗ lực thể nghiệm có khi còn dang dở, hoặc lạ lẫm, hoặc khó đọc… nhưng ít nhất chúng đang báo hiệu một ý thức mới về thể loại và việc trả lời câu hỏi: Có thể viết tiểu thuyết như thế nào?” [1] chính là những tác phẩm và những tác giả mà chúng tôi cho rằng việc sử dụng biểu tượng như một phương thức phản ánh rất nổi bật và tiêu biểu. Những đặc điểm của tiểu thuyết trò chơi mà tác giả nêu ra là: “Một hiện thực không đáng tin cậy, những nhân vật dị biệt hoặc kỳ ảo, điểm nhìn trần thuật tạo nên tính  chủ  quan  của  các  câu  chuyện  và  bút  pháp  nhại,  bút  pháp  huyền  thoại  trào lộng…”[1]. Những cách tân nghệ thuật chi phối bởi quan niệm về “tính trò chơi” của tiểu thuyết mà tác giả nêu trên, thuộc về những phương thức xây dựng biểu tượng.
Với bài viết “Giá trị của sự tương tác biểu tượng trong tác phẩm văn chương”, Đoàn Tiến Lực khẳng định rằng: “Tác phẩm hiện ra trước mắt chúng ta là hình tượng được chế tác hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này. Hình tượng chỉ có thể phân tích được chừng nào chúng ta có khả năng nhận biết biểu tượng trong nó. Ngược lại, nếu ta không đủ sức khám phá ý nghĩa biểu tượng của nó thì cũng không thể cảm nhận được chiều sâu tác phẩm. Thực ra không phải khi nào tiếp cận một tác phẩm chúng ta cũng chăm chăm đi tìm xem đâu là biểu tượng để phân tích. Nhưng nếu hiểu rộng ra, chúng ta sẽ thấy, với tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, nếu không bắt đầu từ ngôn từ, từ những tạo hình biểu tượng và sự tương tác ý nghĩa của các biểu tượng… thì chúng ta khó có thể khẳng định được một cách thuyết phục giá trị của tác phẩm.” [14].
Nguyễn Thị Ngân Hoa trong bài viết “Vận dụng lý thuyết tương tác biểu tượng tìm hiểu biến thể ý nghĩa của các biểu tượng ngôn từ nghệ thuật” đã cho rằng: “Một nguyên lý quan trọng trong việc tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của biểu tượng, hệ biểu tượng trong nghệ thuật nói chung, nghệ thuật ngôn từ nói riêng: biểu tượng luôn phải được tìm hiểu trong những mối quan hệ, trong những ngữ cảnh cụ thể, gắn với những chủ thể tinh thần nhất định. Ý nghĩa của các biểu tượng, hệ biểu tượng không phải là một mẫu chung sẵn có mà luôn là những biến số nảy sinh trong quá trình tương tác với hàng loạt yếu tố khác. Sự gặp nhau giữa các giá trị và ý nghĩa tạo nên những vùng hội tụ, giao thoa về nghĩa chứ không phải sự diễn dịch từ một ý nghĩa sẵn có.” [6].
Liên hệ dịch vụ viết bài:
Dịch vụ Luận Văn Group

Hotline/Zalo: 0967538624 Ms Huyền/ 0886091915 Ms Trang

Email: Lamluanvan123@gmail.com

Website: https://lamluanvan.net/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *