Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Yên Phong, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

5/5 - (1 bình chọn)
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo khoa Kinh tế và phát triển nông thôn – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã có cơ hội tham gia thực tập với đề tài: “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Yên Phong, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài này, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo bộ môn trong khoa Kinh tế. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân xã xã Yên Phong, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Quý cơ quan trong thời gian qua để có thể hoàn thành luận văn trong thời gian sớm nhất.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên………. – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em, truyền ngọn lửa đam mê và sự chuyên tâm, nghiêm túc với nghề cho em trong suốt quá trình thực tập.
 Mặc dù em đã rất cố gắng, song với khả năng còn nhiều hạn chế, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được các thầy giáo, cô giáo, chỉnh sửa bổ sung để  đề tài của em được hoàn thiện hơn.
LỜI NÓI ĐẦU
Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Yên Phong, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” không chỉ là một chủ đề trên giấy, mà còn là một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh lớn của sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Trên mỗi cánh đồng, trong mỗi gia đình nông dân, đều có bóng dáng của phụ nữ – những người phụ trách không chỉ việc chăm sóc gia đình mà còn là những người lao động chính trong sản xuất nông nghiệp. Xã Yên Phong, với vùng đất màu mỡ, là nơi chứng kiến sức mạnh và tinh thần kiên cường của phụ nữ trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế nông hộ.
Trong suốt quá trình phát triển, phụ nữ không chỉ góp phần quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp mà còn đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý tài nguyên, phát triển cộng đồng và xây dựng môi trường sống bền vững. Tuy nhiên, vai trò của họ thường chưa được công nhận đúng mức và không được đánh giá cao trong các chính sách phát triển.
Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ tại xã Yên Phong, đồng thời chỉ ra những thách thức, cơ hội và giải pháp để nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững cho khu vực này.
Mong rằng đề tài sẽ mang lại những cái nhìn mới mẻ, những kinh nghiệm quý báu và những hướng đi cụ thể, giúp tôn vinh và nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng cộng đồng và phát triển kinh tế nông hộ tại xã Yên Phong.
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6
2.1. Mục tiêu chung 6
2.2. Mục tiêu cụ thể 6
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 6
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 7
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
1.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan 8
1.1.1. Khái niệm về giới và các thuật ngữ  liên quan 8
1.1.2. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế, nông thôn 11
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm hộ gia đình, kinh tế hộ nông dân, kinh tế nông thôn 11
1.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn 12
1.2.1.Vị trí quan trọng của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn 12
1.2.2.Vai trò không thể thay thế của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn 13
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn 14
1.3.1. Quan niệm về giới và những hủ tục lạc hậu 14
1.3.2.  Hạn chế về trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của lao động nữ 15
1.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố sức khỏe 15
1.3.4.Hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin 16
1.3.5. Những yếu tố chủ quan 16
1.4. Thực trạng vai trò của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam 17
1.4.1.Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên thế giới 17
1.5. Thực trạng phụ nữ nông thôn Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn 20
1.5.1. Phụ nữ nông thôn Việt Nam: Vai trò quan trọng và những khó khăn cần giải quyết 20
1.5.2. Vai trò và những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế – xã hội 21
1.6. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn 24
1.6.1. Vấn đề sức khỏe của phụ nữ nông thôn 24
1.6.2. Ảnh hưởng của đời sống văn hóa nghèo nàn ở nông thôn 26
1.6.3. Về chuyên môn kỹ thuật 26
1.6.4. Bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực và ra quyết định –  Vấn đề và giải pháp 27
1.6.5.Về vấn đề việc làm và thu nhập của phụ nữ 29
1.6.6.Về vấn đề ra quyết định 30
1.6.7.Vấn đề tham gia các hoạt động cộng đồng 31
CHƯƠNG 2.  ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 32
2.2. Nội dung nghiên cứu 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 33
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 33
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 33
2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa phương 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 35
Dữ liệu bảng 3.1 cho thấy cơ cấu đất đai và đặc điểm sản xuất nông nghiệp tại xã Yên Phong như sau: 38
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Yên Phong 41
3.2. Vai trò và đóng góp của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế – xã hội của hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu 52
3.2.1. Thông tin chung về hộ điều tra ở xã 52
3.2.2. Vai trò của phụ nữ trong tham gia công tác xã hội và hoạt động xã hội 55
3.2.4. Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận thông tin – truyền thông 62
3.2.5. Vai trò của phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực của hộ 64
3.2.6. Vai trò trong việc giáo dục đào tạo và nâng cao trình độ 66
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế – xã hội của hộ gia đình nông thôn 66
3.3.1. Yếu tố thuận lợi 66
3.3.2. Yếu tố cản trở 67
3.3.3. Nhận xét chung về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Yên Phong 70
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vài trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế – xã hội của hộ gia đình nông thôn 70
3.4.1. Quan điểm về việc nâng cao vai trò của phụ nữ 70
3.4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vài trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế – xã hội của hộ gia đình nông thôn 71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.Cơ cấu đất đai của xã Yên Phong năm 2023
Trang 38
Bảng 3.2. Tình hình dân số và số hộ giai đoạn 2023
Trang 42
Bảng 3.3.Lao động xã Yên Phong chia theo giới tính giai đoạn 2023
Trang 43
Bảng 3.4. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các cấp Ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể tại xã Yên Phong Trang 56
Bảng 3.5. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng
Trang 57
Bảng 3.6. Sự phân công lao động của nông hộ trong khâu sản xuất nông nghiệp
Trang 60
Bảng 3.7. Tình hình tiếp cận thông tin của phụ nữ xã Yên Phong
Trang 63
Bảng 3.8. Mối liên hệ giữa vai trò giới, tình trạng bất bình đẳng giới và công cuộc phát triển
Trang 69
Nếu bạn đang trong quá trình viết báo cáo thực tập, bạn bận công việc hoặc vướng phải nhiều vấn đề không thể tự mình hoàn thiện bài luận được, bạn cần tìm 1 trung tâm hỗ trợ viết thuê báo cáo thực tập uy tín thì có thể liên hệ với trung tâm Luận Văn Group để được hỗ trợ nhé.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong hoạt động vật chất, phụ nữ là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải. Trong lĩnh vực tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hóa nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ đất nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia của phụ nữ. Ngoài ra, người phụ nữ còn thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ để duy trì và phát triển xã hội.
Ở Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ biết đọc, biết viết đạt 92%; tình trạng trẻ em gái bỏ học sớm đã giảm; nữ sinh viên chiếm trên 50% trong các trường đại học và cao đẳng; nữ thủ khoa chiếm 61,6% các kỳ tuyển sinh và tốt nghiệp đại học. Đội ngũ nữ trí thức tiếp tục tăng cả về số lượng, chất lượng và được trẻ hóa, chiếm gần 40% số người có trình độ thạc sỹ, trên 21,4% số người có học vị tiến sỹ, 14,08% số giáo sư và 37,67% phó giáo sư. Trong nhiều ngành như nông nghiệp, giáo dục, y tế, công nghiệp nhẹ, tài chính, văn hóa… phụ nữ luôn chiếm ưu thế và ngày càng khẳng định vị thế và vai trò to lớn của mình trong đời sống kinh tế – xã hội.
Qua thực tế cho thấy sự đóng góp của người phụ nữ lại chưa được ghi nhận một cách xứng đáng, vẫn còn khoảng cách giữa nam giới và nữ giới trong phát triển. Do vậy, bất bình đẳng giới về cơ hội việc làm, tiền lương, thu nhập, cơ hội thăng tiến giữa nam và nữ chưa thật sự tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên là vấn đề đang diễn ra phức tạp.
Xuất phát từ thực tiễn trên, em lựa chọn đề tài ““Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Yên Phong, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” để nghiên cứu cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Báo cáo sẽ tập trung tìm hiểu về vai trò của phụ nữ ở xã Yên Phong, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong phát triển kinh tế hộ nông dân, những cản trở sự tiến bộ của phụ nữ trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hoạt động của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn, đưa ra giải pháp và khuyến nghị nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ phát huy tiềm năng về mọi mặt để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội tại xã Yên Phong.
2.2. Mục tiêu cụ thể
– Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của địa bàn nghiên cứu có liên quan đến phát triển kinh tế hộ gia đình.
– Phân tích và đánh giá thực trạng vai trò và đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội của hộ gia đình nông thôn tại địa bàn nghiên cứu.
– Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế – xã hội của hộ gia đình nông thôn.
– Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế – xã hội của hộ gia đình nông thôn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân sinh viên.
+ Là tài liệu tham khảo cho nhà trường, cho khoa và các sinh viên khóa tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
+ Những nghiên cứu và kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho các tổ chức của nhà nước, các tổ chức xã hội và người dân tham khảo trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng cũng như phát triển kinh tế xã hội nói chung.
+ Thấy được tầm quan trọng của phụ nữ và những mặt hạn chế của phụ nữ khi tham gia vào xã hội để có giải pháp khắc phục.
Liên hệ dịch vụ viết bài:
Hotline: 0967538624 Ms Huyền/ 0886091915 Ms Trang
Email: Lamluanvan123@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *