Phân tích quy trình cho vay có thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đan Phượng

5/5 - (1 bình chọn)

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Trong số các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, đóng vai trò xương sống, quyết định mọi hoạt động của nền kinh tế quốc doanh, đồng thời cũng là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại phát triển của ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là một nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất, có thể dẫn tới ngân hàng bị phá sản, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế.
Trong điều kiện đó, thế chấp tài sản được coi là một trong những công cụ pháp lý hữu hiệu để hạn chế những rủi ro có thể nảy sinh từ các giao dịch vay vốn, tín dụng. Nhờ có hoạt động này, mà nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại. Quy trình cho vay thuận lợi, cộng với đó là các thủ tục thế chấp dễ dàng được xem là đòn bẩy cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng.
Tuy nhiên, trong nhiều năm năm gần đây, cho vay thế chấp tài sản, đặc biệt là thế chấp hàng hóa và bât động sản đã bộc lộ nhiều lổ hổng nghiêm trọng cả trong quy trình cho vay lẫn xử lý tài sản thế chấp. Nó càng nóng hơn khi nhiếu doanh nghiệp cầm cố tài sản tại nhiều ngân hàng để vay vốn dẫn đến tranh chấp giữa các ngân hàng, cho thấy một thực trạng đáng báo động là quy trình nghiệp vụ cho vay thế chấp quả lỏng lẻ và thiếu sự kiểm soát từ phía ngân hàng.
Từ thực trạng nêu trên, nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học quy trình cho vay cũng như xử lý tài sản thế chấp  để hiểu đúng và thực hiện đúng, cũng như phát hiện những điểm bất cập nhằm hoàn thiện chúng là một công việc thực sự cần thiết và cấp bách. Qua quá trình thực thực tập cũng như nghiên cứu, em đã quyết định lựa chọn vấn đề: “Phân tích quy trình cho vay có thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đan Phượng” làm đề tài khó luận tốt nghiệp để làm rõ hơn quy trình cho vay có thế chấp, qua đó nhận ra được những ưu, nhược điểm để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình này tại chi nhánh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay và cho vay có thế chấp tại ngân hàng thương mại
– Tìm hiểu và phân tích quy trình cho vay có thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Đan Phượng.
– Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình cho vay có thế chấp tại chi nhánh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng: Quy trình cho vay có tài sản thế chấp
– Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Đan Phượng.
+ Phạm vi thời gian: Các số liệu sử dụng trong bài được nghiên cứu trong giai đoạn 2011 – 2013
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng nhằm mục đích phát hiện sự kiện và xây dựng mô hình. Thu thập các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp bao gồm :
– Các dữ liệu được thu thập, tổng hợp từ các số liệu thực tế về hoạt động cho vay có thế chấp tại Agribank – chi nhánh Đan Phượng trong 3 năm 2011 – 2013.
– Các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, …. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của NHNN, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông tin từ các phiếu điều tra thu thập được… để làm cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng tình hình hoạt động cho vay có thế chấp tại chi nhánh Agribank Đan Phượng. Từ đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá về kết quả đạt được, những thành tựu, khó khăn trong công tác cho vay có thế chấp cũng như hiệu quả đạt được từ hoạt động này trong thời gian qua. Cuối cùng đưa ra các biện pháp, kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả cho vay của chi nhánh.
4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được ở trên, ta sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá quy trình cho vay có thế chấp  của chi nhánh Agribank Đan Phượng.
Số liệu thu thập được cần được đưa vào xử lý, lựa chọn những số liệu chính xác, đáng tin cậy, phù hợp với đề tài nghiên cứu. Số liệu tổng hợp phải có độ khái quát cao như số liệu về tổng nguồn vốn qua các thời kỳ, dư nợ, tổng vốn cho vay theo từng đối tượng, đặc biệt là hoạt động cho vay có tài sản thế chấp, mức tăng trưởng tín dụng…. Và được phân tích, nghiên cứu theo mục tiêu, yêu cầu của đề tài. Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính ( thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hay kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh bao gồm :
– So sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của chi nhánh. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh.
– So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ tăng (giảm) trong hoạt động cho vay của chi nhánh.
So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tuyệt đối và tương đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được kết cấu thành ba chương:
         Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đan Phượng
         Chương 2:  Phân tích quy trình cho vay có thế chấp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đan Phượng
         Chương 3:  Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình cho vay có thế chấp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đan Phượng
          Chương 4:  Quá trình thực tập và những khó khăn gặp phải
Xem thêm  Chiến lược giá thấp đối với việc cung cấp các sản phẩm phần mềm của Viettel dưới giác độ pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *