LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao và hiện nay là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, do đó môi trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Bước sang năm 2013, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Nguy cơ lạm phát cao quay trở lại kèm theo sự trì trệ của thị trường; doanh nghiệp tiếp cận vốn còn khó khăn, thanh khoản của thị trường bất động sản vẫn chưa được cải thiện trong khi đó xuất hiện hiện tượng các ngân hàng không dám cho vay vì lo ngại nợ xấu có dấu hiệu tăng trở lại.
Hệ thống ngân hàng là kênh dẫn vốn cốt yếu của nền kinh tế, là nhân tố quyết định sự phát triển và tồn tại của hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại đang đối mặt với những khó khăn trong huy động và cho vay, dẫn đến khó đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Hơn nữa, nhiều ngân hàng hiện nay theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế và chậm được cải thiện, đặc biệt là các NHTMCP chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị dẫn đến nợ xấu tăng nhanh hơn dư nợ tín dụng. Một bộ phận không nhỏ vốn tín dụng và nhiều TCTD tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn bất động sản. Khi các lĩnh vực này, đặc biệt là thị trường bất động sản đóng băng và giá bất động sản giảm sâu kéo theo chất lượng tín dụng sụt giảm và nợ xấu tăng nhanh không kiểm soát được.
Xuất phát từ tình hình trên, kết hợp với quá trình thực tập tại ngân hàng VietBank Đà Nẵng và những kiến thức thu được, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương tín VietBank – Chi nhánh Đà Nẵng” làm đề tài khoán luận của mình. Đề tài phù hợp với mức độ một khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào 3 vấn đề sau:
– Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
– Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại VietBank chi nhánh Đà Nẵng
– Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại VietBank Chi nhánh Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng: Thực trạng chất lượng tín dụng
– Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại NHTMCP Việt Nam thương tín.
+ Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong giai đoạn 3 năm từ 2011 – 2013
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng nhằm mục đích phát hiện sự kiện và xây dựng mô hình. Thu thập các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp bao gồm :
– Các dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng việc phát bảng câu hỏi, phiếu điều tra để ghi nhận ý kiến, nhận định của các cán bộ tín dụng về tình hình hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng. Trao đổi kinh nghiệm trực tiếp qua phỏng vấn các cán bộ tín dụng. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập, tổng hợp từ các số liệu thực tế về hoạt động cho vay tại NHTMCP Việt Nam thương tín VietBank – chi nhánh Đà Nẵng trong 3 năm 2011 – 2013.
– Các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, …. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của NHNN, NHTMCP Việt Nam thương tín, thông tin từ các phiếu điều tra thu thập được… để làm cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh VietBank Đà Nẵng.Từ đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá về kết quả đạt được, những thành tựu, khó khăn trong công tác cho vay cũng như hiệu quả đạt được từ hoạt động này trong thời gian qua. Cuối cùng đưa ra các biện pháp, kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả cho vay của chi nhánh.
Để có được những phân tích chuẩn xác hơn, những đánh giá khách quan hơn thì ngoài việc thu thập dữ liệu các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp cần sử dụng thêm phương pháp điều tra trắc nghiệm. Phương pháp này sử dụng hệ thống các câu hỏi, thu thập thông tin một cách khách quan từ cả hai phía ngân hàng và khách hàng, với độ chính xác cao. Các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp và cả những thông tin thu thập được từ phiếu điều tra trắc nghiệm không phải thu thập xong là đưa vào sử dụng ngay được mà cần qua khâu xử lý, tổng hợp dữ liệu để chọn lọc được những thông tin hữu ích nhất phù hợp với nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được ở trên, ta sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay của NHTMCP Việt Nam thương tín VietBank – Chi nhánh Đà Nẵng.
Số liệu thu thập được cần được đưa vào xử lý, lựa chọn những số liệu chính xác, đáng tin cậy, phù hợp với đề tài nghiên cứu. Số liệu tổng hợp phải có độ khái quát cao như số liệu về tổng nguồn vốn qua các thời kỳ, dư nợ, tổng vốn cho vay theo từng đối tượng…. Và được phân tích, nghiên cứu theo mục tiêu, yêu cầu của đề tài. Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính ( thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hay kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh bao gồm :
– So sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của chi nhánh. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh.
– So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ tăng (giảm) trong hoạt động cho vay của chi nhánh.
So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tuyệt đối và tương đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHTMCP Việt Nam thương tín VietBank – Chi nhánh Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP Việt Nam thương tín VietBank – Chi nhánh Đà Nẵng.
Bài viết liên quan
CUSTOMER VALUE OFFERED BY IPHONE 5C
TABLE OF CONTENT ABSTRACT 3 LIST OF TABLE 4 LIST OF FIGURE 5 Chapter I:...
Phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao cho các cơ quan nhà nước ở tỉnh Sơn La
Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU 1....
Th12
120+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đạt Kết Quả
Quản trị nguồn nhân lực là đề tài được nhiều học viên tham gia khóa...
Th12
100+Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Huy Động Vốn Đạt Kết Quả Tốt
Tài chính-Ngân hàng là một ngành học được nhiều sinh viên và học viên lựa...
Th11
350+Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Đạt Điểm
Kế toán là một ngành học được rất nhiều bạn lựa chọn cho chương trình...
Th11
150+Đề Tài Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh, Marketing Cho Doanh Nghiệp
Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lượng marketing cho doanh nghiệp luôn là mộn...
Th11