1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCHT.W Ðảng khóa XI về “Ðổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” đã khẳng định vai trò nòng cốt trong việc quyết định chất lượng giáo dục được đặt lên vai những người thầy người cô. Ðiều này vừa thể hiện niềm tin vừa thể hiện sự mong đợi rất nhiều từ Ðảng và Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo các cấp trong công cuộc đổi mới giáo dục sắp tới.
Trong sự nghiệp giáo dục thì giáo viên là nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường. Lý luận giáo dục cũng như thực tiễn đã minh chứng: Có thầy giỏi thì mới có trò giỏi. Những năm qua, ngành giáo dục – đào tạo xác định xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đáp ứng nhu cầu về chất lượng là giải pháp mang tính then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nêu cao tầm quan trọng của giáo viên trong việc quyết định thành hay bại của nền giáo dục.
Tuy nhiên trong khi thực hiện những nhiệm vụ cao cả đó không phải giáo viên nào cũng có thể nhận thức rõ hết được vai trò cũng như trách nhiệm của đối với nền giáo dục của nước nhà. Hiện nay có rất nhiều điều tiếng như học sinh đánh thầy, thầy đánh trò, giáo viên không đủ phẩm chất đạo đức. Tình trạng nếu cứ tiếp tục xảy ra thì hệ thống giáo dục THPT của ta không thể nào thực hiện ổn định chứ chưa nói đến là chất lượng. Muốn chấn chỉnh điều này thì điều đầu tiên phải đi từ người thầy người cô phải có cách cư xử, trình độ, hiểu biết… để có thể kiềm chế những hành động cũng như những lời nói không hay để làm cho học sinh tôn trọng thầy cô lúc đó thì những điều đáng tiếc đó sẽ không xảy ra.
Muốn có được điều này thì người giáo viên cũng cần phải nỗ lực học tập không ngừng việc làm này được thể hiện rất nhiều trong quá trình người thầy người cô học tập tại giảng đường đại học nơi đào tạo ra thế hệ giáo viên tương lại phục vụ cho mục đích giáo dục. Trong môi trường đào tạo này nếu không thể thực hiện đào tạo ra những giáo viên giỏi khi sinh viên đó ra trường đi làm việc cũng rất khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người giáo viên chứ chưa nói tới việc hoàn thành suất xắc những nhiệm được giao phó.
Để chất lượng giáo viên THPT cao thì sẽ phụ thuộc rất nhiều vào được việc đào tạo tại trường đại học, trong trường đại học thì lại phụ thuộc vào cách thức để đào tạo. Hiện nay nước ta vẫn đang tồn tại hai hình thức đào tạo chính: đào tạo theo niên chế phương pháp này hiện nay đã và đang dần được thay thế bởi phương pháp đào tạo theo tín chỉ vì nó có những ưu điểm nhất là làm tăng khả năng tư duy, chủ động, tích cực trong học tập… tuy với những ưu điểm mà đào tạo tín chỉ mang lại nhưng do mới đưa vào nên trong đào tạo vẫn còn có những bất cập nên chất lượng đào tạo cũng chưa đạt được như mong muốn.
Nhận thấy việc ”Xây dựng mô hình quản lý chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hệ thống tín chỉ các trường/ khoa đại học sư phạm” là vô cùng quan trọng với nền giáo dục nên tôi lựa vấn đề này để thực hiện nghiên với hy vọng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng giáo viên Trung học phổ thông nói riêng cũng như chất lượng của giáo dục Việt Nam nói chung.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát
Luận giải một cách có hệ thống về lý luận và thực tiễn công tác đào tạo giáo viên THPT theo hình thức đào tạo tín chỉ cuả các trường/ khoa đại học Sư phạm, từ đó đưa ra một mô hình để quản lý được chất lượng chương trình đào tạo giáo viên THPT.
Mục tiêu cụ thể
Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo hiện tại của các trường ĐHSP/Khoa sư phạm.
Xây dựng được ý thức học tập, rèn luyện của những sinh viên học sư phạm tại các trường ĐHSP/Khoa sư phạm, để sau khi ra trường những sinh viên này sẽ làm cho chất lượng của nền giáo dục tăng cao đáp ưng nhu cầu về nguồn nhân lực trong tương lại của Việt Nam.
Có những nhận xét đánh giá khách quan về vấn đề đào tạo theo hệ thống tín chỉ của các trường đại học nói chung và đào tạo tín chỉ ở các trường ĐHSP/Khoa sư phạm nói riêng, để có thể nhìn nhận thực tế đào tạo của các trường hiện nay nhằm đúc rút ra những kinh nghiệm trong việc quản lý đào tạo.
Nhiệm vụ:
Phân tích làm rõ những nội dung, vấn đề liên quan nâng cao chất lượng chương trình đào tạo giáo viên THPT theo hình thức tín chỉ.
Phân tích, đánh giá chất lượng đào tạo của chương trình đào tạo và mô hình đào tạo tín chỉ hiện nay có những tồn tại và những ưu điểm nào. Để cơ quan quản lý về giáo dục thực hiện những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế
Đưa ra mô hình để quản lý được chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra đó chính là những giáo viên tương lai và họ sẽ đào tạo những nhân tài cho đất nước phát triển
Phân tích được những khó khăn cũng như thuận lợi trong việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ đối hai đối tượng chính đó là sinh viên và các trường khoa sư phạm.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Những vấn đề lý luận về chất lượng đào tạo, đào tạo tín chỉ, mô hình đào tạo tín chỉ.
Thực trạng của việc đào tạo giáo viên THPT theo hình thức tín chỉ, từ những tồn tại này tìm mô hình đào tạo phù hợp.
Chất lượng chương trình đào tạo giáo viên đào tạo theo hệ thống tín chỉ của các trường đại học sư phạm.
Những yếu tố làm nên chất lượng của sinh viên ra trường thuộc các trường ĐHSP/khoa sư phạm. Những yếu tố này xuất phát từ môi trường đào tạo, yếu tố trình độ đầu vào của sinh viên thuộc ngành sư phạm
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Phân tích nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến chính sách giáo dục đào tạo (Giáo dục đại học, giáo dục THPT…). Liên quan đến các vấn đề mục tiêu giáo dục và đào tạo tại đại học và THPT, các vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục và đào tạo, mô hình đào tạo, kiểm định và đo lường chất lượng trong giáo dục đào tạo.
Hình thức đào tạo tín chỉ tại các trường đại học sư phạm có những thuận lợi nào cũng như khi đào tạo thì sẽ có những khó khăn nào? Muốn có chất lượng đào tạo thì cần phải có những yêu cầu?
Điều tra khảo sát tại các trường ĐHSP và các trường THPT để hiểu các vấn đề chất lượng của sinh viên đầu vào, chất lượng đầu ra giáo viên. Hiểu được mấu chốt của vấn đề đào tạo tín chỉ muốn có chất lượng thì những yếu tố nào sẽ quyết định. Từ đó sẽ đưa ra các giải pháp để thực hiện một mô hình đào tạo bài bản và chất lượng để có thể xây dựng một đội ngũ giáo viên chất lượng tốt góp phần tạo ra nguồn nhân lực cung cấp cho chiến lược phát triển của đất nước.
4. PHẠM Vİ NGHİÊN CỨU
Các trường đại học Sư phạm, khoa sư phạm lớn của cả nước có đào tạo giáo viên THPT
Các Trường Trung Học Phổ Thông để hiểu thêm các vấn đề liên quan đến chất lượng của giáo viên khi ra trường thực hiện giảng dạy, các yếu tố tác động đến chất lượng đầu vào của sinh viên ngành sư phạm.
Thời gian khảo sát thực trạng và nghiên cứu, áp dụng là trong khoảng từ 2010 đến 2016.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHİÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện luận án có sử dụng các phương pháp sau để làm cho bài luận có độ chính xác, có tính thực tiễn cao
Phương pháp tổng hợp số liệu
Phương pháp định lượng
Phương pháp định tính
Phương pháp phân tích
Phương pháp đánh giá.
Kết hợp sử dụng SPSS để phân tích các dữ liệu trong quá trình nghiên cứu đã thu thập được.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TİỄN CỦA ĐỀ TÀİ
Nhận thức và hoàn thiện những lý luận cơ bản về đào tạo giáo viên THPT theo hình thức tín chỉ nhằm nâng cao chất lượng của của giáo viên.
Đưa ra những vấn đề còn tồn tại của các trường trong việc đào tạo giáo viên THPT theo hình thức tín chỉ, từ đó đưa ra mô hình để thực hiện quản lý có chất lượng cao đối với hình thức đào tạo tín chỉ cho giáo viên.
Có cái nhìn tổng quan về hệ thống giáo dục của Việt Nam theo hình thức đào tạo tín chỉ. Đưa ra hệ thống các giải pháp để thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo hình thức đào tạo tín chỉ chuyển dần sang khung chương trình đào tạo chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu trình độ trong quá trình hội nhập và phát triển.
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn gồm có 3 chương.
Chương1: Lý luận quản lý chất lượng chương trình đào tạo giáo viên THPT theo hệ thống tín chỉ.
Chương 2 : Thực trạng quản lý chất lượng chương trình đào tạo giáo viên THPT tại các trường ĐHSP/Khoa sư phạm
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng chương chình đào tạo giáo viên THPT theo hình thức tín chỉ
8. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Khánh Bằng, (1998), “Tổ chức phương pháp tự học cho sinh viên đại học”. Trường ĐHSP Hà Nội, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Văn Đệ – Vũ Văn Đức, “Bàn về mô hình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở các trường đào tạo giáo viên”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 79- tháng 4, 2012.
Trần Khánh Đức, Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010.
Nguyễn Tấn Hưng, “Tích cực hóa học tập – một nguyên tắc quan trọng của quá trình dạy học ở đại học”, Dạy và học ngày nay, Tạp chí của Trung Ương hội khuyến học, Số 1 – 2011.
Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009.
Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI – NXB Chính trị Quốc gia.
Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Quyết định việc số: 711/QĐ-TTg, ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”.
Quyết định số: 579/QĐ-TTg, ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ, về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực việt nam thời kỳ 2011-2020”.
Quyết định số 126/CP ngày 19/3/1981 của Hội đồng Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng học sinh các cấp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường.
Luật Giáo dục, (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Mai Hương. “Hoạt động tự học của sinh viên trong phương thức đào tạo theo tín chỉ”. Tạp chí Giáo dục số 219/2009.
Nguyễn Cảnh Toàn, (1998), Quá trình dạy tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc các trường sư phạm, Hà Nội, 2011.
Nguyễn Văn Tuấn, Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hội nhập, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh – Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 2011.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Khoa học sư phạm trong chiến lược phát triển giáo viên, yếu tố căn bản đổi mới giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011.
http://www.moet.gov.vn/?page=9.6
http://gdtd.vn/
http://hnue.edu.vn
Bài viết liên quan
CUSTOMER VALUE OFFERED BY IPHONE 5C
TABLE OF CONTENT ABSTRACT 3 LIST OF TABLE 4 LIST OF FIGURE 5 Chapter I:...
Phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao cho các cơ quan nhà nước ở tỉnh Sơn La
Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU 1....
Th12
120+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đạt Kết Quả
Quản trị nguồn nhân lực là đề tài được nhiều học viên tham gia khóa...
Th12
100+Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Huy Động Vốn Đạt Kết Quả Tốt
Tài chính-Ngân hàng là một ngành học được nhiều sinh viên và học viên lựa...
Th11
350+Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Đạt Điểm
Kế toán là một ngành học được rất nhiều bạn lựa chọn cho chương trình...
Th11
150+Đề Tài Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh, Marketing Cho Doanh Nghiệp
Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lượng marketing cho doanh nghiệp luôn là mộn...
Th11