THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH HƯNG YÊN

5/5 - (1 bình chọn)

LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đồng thời là công cụ đảm bảo cung cấp các phương tiện vật chất cần thiết cho sự hoạt động của bộ máy Nhà nước. Trong hệ thống chính sách thuế hiện hành ở Việt Nam hiện nay, thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những sắc thuế có vai trò rất quan trọng. Với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay thì công tác thanh tra thuế nói chung và thanh tra thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng là một hoạt động hết sức cần thiết, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nền sản xuất hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã từng bước cải cách hệ thống chính sách thuế cho phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật quản lý thuế ra đời và có hiệu lức áp dụng từ ngày 01/7/2007 là một bước tiến mới đáng kể cho hệ thống thuế Việt Nam hiện nay.
Trong những năm qua, cùng với tiến trình cải cách hệ thống thuế trên phạm vi cả nước, thanh tra thuế TNDN tại cục thuế tỉnh Hưng Yên đã có những bước chuyển biến căn bản, đã đạt được những kết quả nhất định. Tổ chức thanh tra thuế thu nhập doanh nghiệp từng bước được cải cách, hiện đại hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ thanh tra thuế ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh vẫn còn những hạn chế. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế nói chung và thanh tra về thuế TNDN nói riêng là một đòi hỏi cấp thiết, một nhiệm vụ trọng tâm của cục thuế tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay. Việc đi sâu nghiên cứu công tác thanh tra thuế TNDN góp phần làm lành mạnh hóa hoạt động tài chính, đầu tư và tăng cường tính hiệu lực hiệu quả của quản lý nhà nước về thuế. Với lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh Hưng Yên” làm luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Vấn đề thanh tra thuế nói chung và thanh tra thuế TNDN nói riêng đã được rất nhiều nhà khoa học và các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống và trực tiếp về thanh tra thuế TNDN tại tỉnh Hưng Yên.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
– Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về thanh tra thuế TNDN.
– Nghiên cứu thực trạng thanh tra thuế TNDN tại tỉnh Hưng Yên. Trên cơ sở đó tìm ra những ưu điểm và những tồn tại hạn chế trong công tác thanh tra thuế TNDN tại tỉnh Hưng Yên.
– Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra thuế TNDN tại tỉnh Hưng Yên.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng: Nghiên cứu lý luận về thuế TNDN và công tác thanh tra thuế TNDN tại tỉnh Hưng Yên
– Phạm vi: Công tác thanh tra thuế TNDN tại tỉnh Hưng Yên từ năm 2010 -2013.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở những phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với những phương pháp cụ thể như: Phương pháp tổng hợp, so sánh, phương pháp phân tích thực chứng để phân tích thực trạng công tác thanh tra thuế TNDN đối với các doanh nghiệp tại tỉnh Hưng Yên.
1.6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về thanh tra thuế nói chung và thanh tra thuế TNDN nói riêng trong điều điều kiện hiện nay.
Luận văn đã phân tích thực trạng và đánh giá công tác thanh tra thuế TNDN tại tỉnh Hưng Yên đồng thời đã có những giải pháp, kiến nghị thiết thực phù hợp với thực tiễn công tác thanh tra thuế TNDN tại tỉnh Hưng Yên hiện tại và trong tương lai.
Mặt khác, luận văn cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với những người quan tâm đến lĩnh vực thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng, chống thất thu thuế nhằm đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ thể kinh tế nhằm phát huy nguồn lực, đẩy mạnh sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
1.7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về thuế TNDN và thanh tra thuế TNDN
Chương 2: Thực trạng thanh tra thuế TNDN tại tỉnh Hưng Yên
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế TNDN tại tỉnh Hưng Yên.
Nội dung cụ thể từng chương của luận văn được trình bày như sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ THANH TRA THUẾ TNDN
1.1. Lý luận chung về thuế TNDN
1.1.1. Các khái niệm
– Khái niệm thuế
Thuế hay thu ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ Ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước.
Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội.
– Khái niệm thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu trên thu nhập của các cơ sở kinh doanh để động viên một phần thu nhập của họ vào ngân sách nhà nước. Ngoài ra, nhà nước cũng có thể sử dụng loại thuế này để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việc động viên công bằng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích ưu đãi đầu tư nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
1.1.2. Chức năng, vai trò và đặc điểm của thuế TNDN
– Chức năng thuế TNDN
– Vai trò thuế TNDN
+ Thuế TNDN là công cụ quan trọng để nhà nuớc thực hiện việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý.
+ Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Phạm vi áp dụng của thuế TNDN rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh thu nhập chịu thuế.
+ Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.
– Đặc điểm thuế TNDN
+ Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp dễ thu hơn so với thuế thu nhập cá nhân. Việc quản lý thuế đối với doanh nghiệp có thể dựa trên hồ sơ đăng ký kinh doanh và số lượng doanh nghiệp bao giờ cũng ít hơn số lượng cá nhân trong quốc gia cho nên dễ quản lý.
+ Được xem là loại thuế trực thu nhưng đôi khi đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp có thể chuyển gánh nặng về thuế cho các đối tượng khác. Thuế thu nhập doanh nghiệp có thể chuyển cho cổ đông, cho người tiêu dùng hoặc cho cả người lao động trong doanh nghiệp.
+ Nguồn của thuế thu nhập doanh nghiệp có thể là luật quốc tế. Quá trình tự do hoá hoạt động đầu tư quốc tế đã làm cho hoạt động của các doanh nghiệp vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Việc phân định quyền đánh thuế trở nên cần thiết và các quốc gia có xu hướng hợp tác với nhau để phân định quyền đánh thuế và giảm tình trạng trốn thuế.
1.1.3. Nội dung cơ bản về thuế TNDN
–  Đối tượng nộp thuế, chịu thuế TNDN
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (dưới đây gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Phương pháp tính thuế TNDN
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch.
1.2. Thanh tra thuế TNDN
1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa thanh tra thuế TNDN
– Khái niệm thanh tra thuế TNDN
Là hoạt động thanh tra nguồn thuế của doanh nghiệp thông qua số tiền thuế đã đóng hoặc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn lỗ.
– Ý nghĩa thanh tra thuế TNDN
+ Kiểm tra xem doanh nghiệp có nộp thuế đúng theo nghĩa vụ hay không.
+ Truy hồi lại nguồn thuế mà doanh nghiệp cố ý trốn nếu doanh nghiệp báo lỗ giả.
1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc thanh tra thuế TNDN
– Mục tiêu thanh tra thuế TNDN
+ Đóng góp thuế vào nguồn ngân sách Nhà nước.
+ Phát hiện kịp thời những sai phạm về thuế TNDN của các doanh nghiệp đang hoạt động.
– Nguyên tắc thanh tra thuế TNDN
+ Khách quan
+ Công bằng, không thiên vị
+ Chính xác
1.2.3. Nội dung quy trình thanh tra thuế TNDN
 Lập kế hoạch thanh tra năm.
• Thu thập thông tin về DN.
 Tại Tổng cục Thuế
 Tại Cục thuế địa phương.
• Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
 Tại Tổng cục Thuế.
 Tại Cục thuế địa phương.
– Dự tính nguồn nhân lực thanh tra, kiểm tra DN năm
– Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra
Bước 1: Phân loại DN
Bước 2: Căn cứ danh sách các DN nghi vấn có dấu hiệu vi phạm nêu trên kết hợp với tình hình nắm được qua công tác quản lý và dự tính nguồn nhân lực dành cho công tác thanh tra, kiểm tra, Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuộc Chi cục Thuế lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra DN năm báo cáo lãnh đạo Chi cục Thuế xét trình Cục thuế (kèm theo thuyết minh) trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
• Duyệt giao kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
• Kế hoạch thanh tra, kiểm tra quí, tháng.
 Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuộc Chi cục Thuế dự tính lập kế hoạch quí, tháng trình lãnh đạo Chi cục phê duyệt đồng thời báo cáo về Cục thuế.
 Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuộc cơ quan Cục thuế dự tính và lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra từng quí, tháng của cơ quan Cục thuế và tổng hợp kế hoạch thanh tra, kiểm tra của toàn Cục thuế trình lãnh đạo Cục thuế phê duyệt.
Xem thêm  XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CẢNG CÁI CUI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *