Quyền con người của bị can, bị cáo trong TTHS, thực tiễn tại Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)

Đề bài: Quyền con người của bị can, bị cáo trong TTHS, thực tiễn tại Hà Nội.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu
Có thể nói, quyền con người là quyền được phát sinh và đúc kết trở thành một quyền bất khả xâm phạm, là sản phẩm vô cùng quý giá trong quá trình nhận thức của con người và giá trị của chính bản thân mình. Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng quyền con người đã và đang trở thành mối quan tâm chung và là vấn đề trọng tâm được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
Luật tố tụng hình sự là một trong những công cụ sắc bén của nhà nước ta trong công cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm. Trong đó không chỉ có các quy định về trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng, của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội mà còn có những quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Đặc biệt, còn rất chú trọng đến các quy định về quyền của bị can, bị cáo – những người có quyền lợi và nghĩa vụ bị ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án.
Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự trong những năm qua cho thấy mặc dù pháp luật đã quy định khá chặt chẽ và tương đối đầy đủ nhưng quyền của bị can, bị cáo chưa thực sự được tôn trọng và thực hiện một cách triệt để và trong một số trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng chưa tạo điều kiện để bị cáo thực hiện quyền của họ. Tình trạng vi phạm các quyền tố tụng của bị can, bị cáo dẫn đến xử oan người vô tội, xét xử sai,… vẫn còn xảy ra là hậu quả của việc chưa nhận thức đúng đắn ý nghĩa và tầm quan tọn của việc thực hiện quyền của bị can, bị cáo.
Việc nghiên cứu đề tài: “ Quyền con người của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, thực tiến tại Hà Nội” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, hạn chế tình trạng oan sai, giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần vào công cuộc đáu tranh chống tội phạm. Đồng thời chống tình trạng xét xử không công minh, vi phạm quyền dân chủ của công dân.
Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang trên dường đổi mới toàn diện đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Vì vậy, việc mở rộng dân chủ, tăng cường pháp chế, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân luôn được coi là nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Yêu cầu đặt ra đối với pháp luật là phải có những quy định chặt chẽ để bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó có quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định : “ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Như vậy, bảo vệ quyền con người là mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của thiết chế nhà nước và pháp luật dân chủ. Bảo đảm thực hiện có hiệu quả các quyền công dân đã được pháp luật quy định là tiêu chí để đánh giá sự văn minh, tiến bộ của một xã hội hiện đại. Bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là một nguyên tắc hiến định được ghi nhận trong các bản hiến pháp của nước ta cũng như được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự.
Vì những lý do trên tôi chọn đề tài: “ Quyền con người của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, thực tiễn tại Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền con người của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, ý nghĩa của việc quy định quyền của bị can, bị cáo trong TTHS Việt Nam, quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng thực hiện quyền con người của bị can, bị cáo tại Hà Nội. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao và bảo đảm thực hiện quyền con người của bị can, bị cáo trong TTHS.
2. Tình hình nghiên cứu khoa học pháp lý
Trong khoa học pháp lý nước ta cũng như quốc tế, vấn đề bảo đảm quyền con người nói chung, quyền con người của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ các góc độ và với các mức độ khác nhau. Thực tiễn hiện nay, đa phần các công trình nghiên cứu khoa học cũng như các bài viết của các tác giả chủ yếu viết về quyền cơ bản của bị can, bị cáo là quyền bào chữa. Chỉ có một số ít bài viết nghiên cứu riêng rẽ về một số quyền của bị cáo, chưa tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, tổng thể về quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng các quyền đó. Trên thực tế, ở mỗi địa phương lại có cách hiểu, cách giải thích khác nhau dẫn đến việc áp dụng các quy định về quyền của bị can, bị cáo nhiều khi không đúng, gây ra tình trạng oan sai trong tố tụng hình sự. Trong thời gian qua đã có một số tác giả nghiên cứu các đề tài liên quan đến quyền của bị can, bị cáo như:
– LS, PGS.TS Phạm Hồng Hải với cuốn sách : “ đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội”;
– Nguyễn Văn Tuân với cuốn sách: “ Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự”;
– Nguyễn Khắc Quang, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12/2010 về vấn đề Bất cập về thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự;
– Giáo Trình Lý Luận Và Pháp Luật Về Quyền Con Người, một công trình của các tác giả làm việc tại Khoa Luật – ĐHQGHN, xuất bản tháng 11/2009 bởi NXB Chính trị quốc gia.
– Trần Thị Thanh Thúy, quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luạn văn thạc sỹ luật học, Hà Nội – 2013. Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Gia Lâm;
– Hoàng Thi Thu Phương, hoàn thiện các quy định của bộ luật tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo, khóa luận tốt nghiệp. Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn;
– Lại Văn Trình, Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học. Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Văn Độ;
– Vũ Kim Thùy, địa vị pháp lý của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, khóa luận tốt nghiệp – 2011, Trường Đại học Luật Hà Nội;
– Nguyễn Thị Mai, Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, khóa luận tốt nghiệp – 2011, Trường Đại học Luật Hà Nội;
– Bùi Ngọc Hải, quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự, khóa luận tốt nghiệp – 2010, Trường Đại học Luật Hà Nội;
Với các đề tài trên, tác giả chỉ đề cập đến một số vấn đề nhất định có liên quan đến quyền con người của bị can, bị cáo mà chưa có một công trình khoa học nào tiếp cận một cách toàn diện, hệ thống, đồng bộ về vấn đề bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự. Nhận thấy đề tài: “ quyền con người của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, thực tiễn tại Hà Nội” là một đề tài khó nhưng rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
3.1. Phạm vi
– Phạm vi về không gian: đề tài được nghiên cứu trên phạm vi nước Việt Nam, thực tiễn tại Hà Nội
– Phạm vi về thời gian: ( thời gian)
– Phạm vi về nội dung:
+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền con người của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, ý nghĩa của việc quy định quyền của bị can, bị cáo trong TTHS Việt Nam.
+ Quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng thực hiện quyền con người của bị can, bị cáo.
+ Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện quyền con người của bị can, bị cáo. Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao và bảo đảm thực hiện quyền con người của bị can, bị cáo trong TTHS.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
        Luận văn được hoàn thành trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của triết học Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Việc nghiên cứu được thực hiện từ góc độ lý luận chung về quyền con người nói chung và từ góc độ tố tụng hình sự nói riêng.
        Để làm sáng tỏ nội dung đề tài nghiên cứu, trong luận văn này chúng tôi đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử cùng các phương pháp khoa học cụ thể như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp logic. Ngoài ra, luận văn tham khảo các tư liệu thực tiễn và lấy ý kiến của các nhà chuyên môn về tố tụng hình sự. Đồng thời sử dụng phương pháp so sánh dựa trên các quy phạm pháp luật hiện hành, các tài liệu, sách báo, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả đã nghiên cứu trước đó, kết hợp với đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự để hoàn thành luận văn có chất lượng.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài: “ Quyền con người của bị can, bị cáo trong Tố tụng hình sự, thực tiễn tại Hà Nội” có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể là:
– Ý nghĩa lý luận:
+ Góp phần hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự trong việc bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo.
+ Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở và tiền đề nâng cao vai trò bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam.
+ Kết quả nghiên cứu có thể bổ sung vào nguồn tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các trường Đại học, Học viện, là một tài liệu tham khảo có giá trị trong hoạt động lập pháp tố tụng hình ự, trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cũng như trong học tập, nghiên cứu về tố tụng hình sự.
– Ý nghĩa thực tiễn:
+ Làm rõ khái niệm quyền con người, quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam.
+ Nghiên cứu thực trạng thực hiện quyền con người của bị can, bị cáo trong Tố tụng hình sự, qua thực tiễn tại Hà Nội.
+ Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền con người của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.
Xem thêm  Đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử sản phẩm cân điện tử của công ty cổ phần xúc tiến thương mại và giáo dục toàn cầu

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *