Quản lý vốn của HHPD đối với các đơn vị trực thuộc

Rate this post
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 7
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: 8
NGOÀI PHẦN MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN, TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHỤ LỤC, LUẬN VĂN ĐƯỢC KẾT CẤU THÀNH BA CHƯƠNG. 8
CHƯƠNG 1 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 9
ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC 9
1.1. VỐN DOANH NGHIỆP 9
1.1.1. Khái niệm vốn của doanh nghiệp 9
1.1.2. Phân loại vốn của doanh nghiệp 9
1.1.2.1. Căn cứ theo nguồn hình thành vốn 10
1.1.2.2. Căn cứ theo thời gian huy động vốn 10
1.1.2.3. Căn cứ theo công dụng kinh tế của vốn 10
1.1.2.4. Căn cứ theo chủ thể sử dụng vốn 11
1.2. QUẢN LÝ VỐN DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC 11
1.2.1. Khái niệm quản lý vốn doanh nghiệp 11
1.2.2. Tiêu chí quản lý vốn doanh nghiệp đối với đơn vị trực thuộc 13
1.2.3. Nội dung quản lý vốn doanh nghiệp đối với đơn vị trực thuộc 16
1.2.3.1. Lập kế hoạch sử dụng vốn đối với đơn vị trực thuộc 16
1.2.3.2. Tổ chức quản lý sử dụng vốn đối với đơn vị trực thuộc 17
1.2.3.3. Chỉ đạo điều hành sử dụng vốn đối với đơn vị trực thuộc 18
1.2.3.4. Kiểm soát sử dụng vốn đối với đơn vị trực thuộc 19
CHƯƠNG 2 22
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN CỦA HHPD ĐỐI VỚI 22
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC 22
2.1. GIỚI THIỆU VỀ HHPD 22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 22
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ: 24
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc giai đoạn 2012 – 2016: 25
2.1.4. Cơ cấu tổ chức Công ty và các đơn vị trực thuộc: 34
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức Công ty: 34
2.1.4.2. Các đơn vị trực thuộc: 35
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY TNHH MTV PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC 38
2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch sử dụng vốn đối với đơn vị trực thuộc: 38
2.2.1.1. Khái quát về tình hình lập kế hoạch sử dụng vốn của HHPD: 38
2.2.1.2.Thực trạng lập kế hoạch sử dụng vốn của các đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV phát triển Công nghệ cao Hòa Lạc: 40
Hình 2.2: Số vòng quay của Vốn Trung tâm xây lắp điện HHPD – CN HBT 42
2.2.2. Thực trạng tổ chức quản lý sử dụng vốn đối với đơn vị trực thuộc: 44
2.2.2.1. Tình hình sử dụng vốn của HHPD. 44
2.2.2.2. Tình hình tổ chức quản lý sử dụng vốn đối với đơn vị trực thuộc: 53
2.2.3. Thực trạng chỉ đạo điều hành sử dụng vốn đối với đơn vị trực thuộc: 60
2.2.3.1. Một số mặt đạt được: 60
2.2.3.2. Một số mặt chưa đạt được, khó khăn, hạn chế: 60
2.2.4. Thực trạng kiểm soát sử dụng vốn đối với đơn vị trực thuộc: 61
2.2.4.1. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đối với đơn vị trực thuộc: 61
2.2.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: 62
2.2.5. Kết quả nghiên cứu, đánh giá về công tác quản lý vốn đối với đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV phát triển công nghệ cao Hòa Lạc: 66
2.2.5.1. Sơ lược đánh giá về công tác quản lý vốn đối với đơn vị trực thuộc Công ty của các nhân viên nội bộ: 67
2.2.5.2. Đánh giá về công tác quản lý vốn đối với đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV phát triển công nghệ cao Hòa Lạc: 67
Giới thiệu dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ
2.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HHPD 80
2.3.1. Các mặt đạt được: 80
2.3.2. Các tồn tại, hạn chế: 81
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: 82
CHƯƠNG 3 84
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN DOANH NGHIỆP CỦA HHPD ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC 84
3.1. NHỮNG CĂN CỨ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HHPD 84
3.1.1. Định hướng phát triển 84
3.1.2. Nguyên tắc cơ bản đối với quản lý vốn: 85
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HHPD: 88
3.2.1. Nâng cao nghiệp vụ quản lý trong quản lý nguồn vốn 88
3.2.2. Các hoạt động bổ trợ: 89
3.2.2.1. Về nguồn nhân lực: 89
3.2.2.2. Về cơ sở hạ tầng và ứng dụng khoa học công nghệ: 89
3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HHPD. 90
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 93
3.4.1. Với Nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên: 93
3.4.2. Với công ty: 94
3.4.3. Với các đơn vị trực thuộc: 94
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO vii
PHỤ LỤC A: PHIẾU KHẢO SÁT QUẢN LÝ VỐN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HHPD ix
PHỤ LỤC B: THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP xiv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
MTV Một thành viên
HHPD Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
CNC Công nghệ cao
SXKD Sản xuất kinh doanh
KQKD Kết quả kinh doanh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đối với đơn vị trực thuộc 15
Bảng 2.1: Báo cáo KQKD năm 2012 – 2016 của HHPD: 30
Bảng 2.2: Tỷ lệ phân bổ vốn vào các đơn vị trực thuộc của HHPD 41
Bảng 2.3: Báo cáo tài chính từ năm 2012-2016 46
Bảng 2.4: Báo cáo vốn chủ sở hữu từ 2012 – 2016 51
Bảng 2.5: KẾ HOẠCH GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN NĂM 2017 59
Bảng 2.6: Báo cáo KQKD Trung tâm xây lắp điện HHPD 62
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức HHPD 34
Hình 2.3: Hệ số vòng quay của tài sản qua 5 năm 48
Hình 2.5: Hệ số Suất hao phí của Tài sản so với Lợi nhuận sau thuế qua 5 năm. 50
Hình 2.6: Vốn chủ sở hữu của Công ty qua 5 năm. 51
Hình 2.7: Vốn phân bổ qua các năm tại Trung tâm xây lắp điện HHPD – Chi nhánh Hai Bà Trưng 54
Hình 2.8: Vốn phân bổ qua các năm tại Trung tâm tư vấn thiết kế HHPD 54
Hình 2.9: Vốn phân bổ qua các năm tại Trung tâm quản lý hạ tầng HHPD 56
Hình 2.10: Tỷ suất sinh lời vốn phân bổ tại Trung tâm xây lắp điện HHPD 63
Hình 2.11: Số vòng quay của vốn tại Trung tâm xây lắp điện HHPD 63
Hình 2.12: Tỷ suất sinh lời vốn phân bổ tại Trung tâm quản lý hạ tầng HHPD 64
Hình 2.13: Số vòng quay của vốn tại Trung tâm quản lý hạ tầng HHPD 65
Hình 2.14: Biểu đồ mô tả dữ liệu theo Giới tính 68
Hình 2.15: Biểu đồ mô tả dữ liệu theo Độ tuổi 69
Hình 2.16: Biểu đồ mô tả dữ liệu theo Trình độ 69
Hình 2.17: Biểu đồ mô tả dữ liệu theo Vị trí và Đơn vị công tác 70
Hình 2.18: Biểu đồ mô tả dữ liệu theo Thời gian công tác 71
Hình 2.19: Biểu đồ mô tả sự đánh giá về việc thiết lập mục tiêu trong quản lý vốn của Công ty. 72
Hình 2.20: Biểu đồ mô tả sự đánh giá kế hoạch phân bổ, sử dụng vốn đối với đơn vị trực thuộc của Công ty. 74
Hình 2.21: Biểu đồ mô tả sự đánh giá tổ chức quản lý sử dụng vốn đối với đơn vị trực thuộc của Công ty. 75
Hình 2.22: Biểu đồ mô tả sự đánh giá kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn đối với đơn vị trực thuộc 77
Hình 2.23: Biểu đồ mô tả sự đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn đối với đơn vị trực thuộc 78
Hình 2.24: Biểu đồ mô tả ý kiến giúp nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn đối với đơn vị trực thuộc 79
Nếu bạn đang trong quá trình viết luận văn, bạn bận công việc hoặc vướng phải nhiều vấn đề không thể tự mình hoàn thiện đề tài cho mình được, bạn cần tìm người có kinh nghiệm chuyên môn và kiến thức tốt hỗ trợ viết bài thì có thể liên hệ với Luận Văn Group để được hỗ trợ nhé. Chúng tôi nhận viết thuê luận văn thạc sĩ đảm bảo uy tín chất lượng, giá cạnh tranh.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Về mặt lý luận, trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp luôn cần vốn để tài trợ cho các hoạt động ngắn, trung và dài hạn của mình. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ, vốn vay, lợi nhuận và nhiều nguồn khác theo sự phát triển của thị trường vốn và cấu trúc của doanh nghiệp. Khi sự phát triển của hoạt động kinh doanh càng lớn, quy mô càng to, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp càng phức tạp thì việc quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị vốn nói riêng càng yêu cầu có phương pháp hiệu quả. Và vì thế bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý đồng vốn một cách tối ưu và theo mục tiêu; đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tổ chức dạng mẹ – con, dạng nhiều đơn vị thành viên, nhiều tầng nấc đơn vị kinh doanh.
Mặt khác,  đối với công tác quản lý vốn thì quản lý vốn dạng công ty Mẹ – Con đã được đề cập rất nhiều về mặt lý luận và được rất nhiều các nghiên cứu đề cập; tuy nhiên việc quản lý vốn của các đơn vị mà chưa tổ chức được dạng công ty Mẹ – Con, các đơn vị thành viên vẫn hạch toán phụ thuộc thì hiện còn khá ít các nghiên cứu, cũng như lý luận đề cập. Vì thế việc tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt lý luận các lý luận về quản lý vốn tại các đơn vị trực thuộc là vô cùng có ý nghĩa học thuật.
Trên thực tế, Công ty TNHH Một thành viên phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc (HHPD) là doanh nghiệp do nhà nước thành lập, trực thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc. HHPD được thành lập với mục đích đầu tư xây dựng, phát triển, quản lý, khai thác hạ tầng và cung ứng dịch vụ, đồng thời vẫn đảm bảo bám sát định hướng, mục tiêu phát triển chung của Đảng, Nhà nước. 
Cho tới nay, HHPD có quy mô theo vốn điều lệ là 325 tỷ, với 5 đơn vị trực thuộc và 4 đơn vị liên kết, góp vốn. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của HPPD hiện cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quản lý vốn. Cụ thể như:
– Khung pháp lý, các quy định của nhà nước về việc điều chỉnh hoạt động của các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc (có dạng như 1 phòng ban chuyên môn, nhưng lại có chức năng kinh doanh riêng…) là chưa có, và chưa rõ ràng
– Mối liên kết giữa các thành viên còn mang tính chất hành chính, lỏng lẻo, nặng về chắp nối liên kết các dịch vụ kinh doanh mà chưa thực sự dựa trên nền tảng đầu tư tài chính.
– Chưa có các qui định cụ thể về các nguyên tắc, cách thức quản lý và giám sát các giao dịch nội bộ của HPPD, phân chia lợi ích, cơ chế trách nhiệm, cơ chế khuyến khích. 
– Chính sách, cơ chế quản lý phần vốn đầu tư của HPPD vào các đơn vị thành viên cũng chưa được xây dựng đầy đủ, rõ ràng, gây nhiều khó khăn cho việc quản lý, giám sát.
Nhưng vấn đề này cho thấy HPPD vẫn chưa thực sự quan tâm tới việc quản lý vốn cho các đơn vị liên kết, trực thuộc của mình. Thực tiễn đó khiến cho công tác quản trị tài chính nói chung và quản lý vốn nói riêng của HHPD đã bắt đầu bộc lộ nhiều bất cập. 
Xuất phát từ tầm quan trọng của quản lý vốn về mặt lý luận, cũng như những yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi, học viên đã quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý vốn của HHPD đối với các đơn vị trực thuộc”  làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
Trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu trên các khía cạnh và phạm vi khác nhau về chính sách, cơ chế quản lý phần vốn doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp có quy mô lớn và tổ chức gồm nhiều đơn vị thành viên. Cụ thể có thể liệt kê như sau:
– Phạm Thị Thanh Hoà (2012) trong luận án tiến sĩ với tên đề tài: “Cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ở Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu về cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp từ góc độ của chủ sở hữu nhà nước với các nội dung về cơ chế đầu tư vốn, cơ chế quản lý sử dụng vốn, cơ chế phân chia lợi ích kinh tế, cơ chế giám sát việc đầu tư, quản lý sử dụng vốn và hình thức thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước. Luận án chưa đề cập về cơ chế quản lý phần vốn công ty mẹ đầu tư vào các công ty con hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con trong Tập đoàn.
– Vấn đề quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa được nghiên cứu trong luận án tiến sĩ: “Kiểm soát tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam”của tác giả Hoàng Thị Tuyết (2010). Luận án nghiên cứu về Tập đoàn kinh tế, kiểm soát tài chính và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kiểm soát tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chưa đề cập về kiểm soát tài chính trong quản lý phần vốn công ty mẹ đầu tư vào các công ty con trong Tập đoàn.
– Trong luận án Tiến sĩ: “Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước”, năm 2009 của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương. Nội dung của luận án tập trung vào đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả vốn nhà nước đối với doanh nghiệp sau cổ phần hoá DNNN.
Luận án giới hạn phạm vi ở việc đánh giá hiệu quả vốn nhà nước đối với DNNN sau cổ phần hoá, chưa bao gồm các loại hình doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của chủ sở hữu nhà nước và chưa đề cập tới cơ chế quản lý của chủ sở hữu (CSH) nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
– Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009 của Bộ Tài chính do PGS,TS. Nguyễn Đăng Nam làm chủ nhiệm: “Chính sách và cơ chế quản lý vốn nhà nước đối với doanh nghiệp giai đoạn đến 2020”. Nội dung đề tài tập trung đánh giá thực trạng các chính sách cơ chế quản lý vốn nhà nước đối với doanh nghiệp và các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước. Bên cạnh các kết quả đạt được, đề tài cũng còn có các hạn chế về mặt nghiên cứu như: chưa đề cập đến vai trò của nhà nước với tư cách chủ sở hữu trong việc quản lý vốn của doanh nghiệp; cũng như cách thức tổ chức triển khai giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
– Luận án Tiến sĩ  của tác giả Trần Duy Hải (2009): “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế trong điều kiện phát triển và hội nhập”. Luận án đề cập đến vấn đề hoàn thiện cơ chế tài chính của các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam với hai nội dung chủ cơ bản sau: (1) cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý vốn tại doanh nghiệp viễn thông và (2) cơ chế, chính sách quản lý vốn của doanh nghiệp. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông; phương pháp nghiên cứu là  triển khai khảo sát thực tế mô hình quản lý vốn của Tập đoàn (Cụ thể là: cơ chế huy động vốn, sử dụng vốn và tài sản, cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận…). Mặc dù luận án có khá nhiều đóng góp trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cho Tập đoàn; tuy nhiên luận án cũng còn nhiều hạn chế như: chưa đề cập đến góc độ quản lý tài chính của nhà nước với tư cách là chủ sở hữu; cũng như chưa đề cập tới việc việc tổ chức triển khai giám sát vốn nhà nước như thế nào; ngoài ra việc phân tích làm rõ các nội dung về cơ chế quản lý phần vốn áp dụng cho mô hình công ty mẹ – công ty con cũng chưa tác giả đi sâu vào nghiên cứu.
– Luận án Tiến sĩ “Cơ chế quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước Việt Nam”, năm 2006 của tác giả Trần Thị Mai Hương. Nội dung của luận án tập trung vào đánh giá thực trạng vốn nhà nước đầu tư đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung và đề xuất các giải pháp về đổi mới cơ cấu tổ chức hệ thống DNNN và hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phần vốn Nhà nước đối với DNNN trong nền kinh tế.
Có thể nhận thấy các công trình khoa học và nghiên cứu nói trên chủ yếu đề cập đến việc hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước đối với số vốn nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước nói chung, và với các công ty lớn có tổ chức dạng công ty Mẹ – Con. Tuy nhiên các nghiên cứu đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, chưa hình thành tổ chức công ty Mẹ – Con thì hầu như chưa có nghiên cứu nào tiếp cận trên góc độ quản lý vốn. 
Chính vì thế đề tài “Quản lý vốn của HHPD đối với các đơn vị trực thuộc” là nghiên cứu vừa mang tính kế thừa các nghiên cứu về quản lý vốn doanh nghiệp; vừa đảm bảo tính mới là nghiên cứu ở đối tượng có quy mô và tổ chức hoạt động nhỏ hơn. 
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích thực trạng quản lý vốn của HHPD đối với đơn vị trực thuộc, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn của HHPD đối với các đơn vị trực thuộc trong thời gian tới. 
Mục tiêu cụ thể: 
 – Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn của HHPD doanh nghiệp đối với các đơn vị thành viên. 
– Đề xuất một giải pháp về mặt cơ chế quản lý vốn, giám sát nhằm nâng cao hiệu công tác quản lý vốn của HHPD với các đơn vị thành viên trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung của quản lý vốn của doanh nghiệp đối với các đơn vị trực thuộc.
Về phạm vi nghiên cứu: 
Về không gian: đề tài nghiên cứu công tác quản lý vốn của công ty TNHH Một thành viên Phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc đối với các đơn vị trực thuộc, bao gồm: 
• Trung tâm xây lắp điện HHPD – Chi nhánh HBT 
• Trung tâm tư vấn thiết kế HHPD  
• Ban quản lý các dự án HHPD 
• Trung tâm quản lý hạ tầng HHPD 
• Viện nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ cao Hòa Lạc
Về thời gian nghiên cứu: đề tài thu thập các dữ liệu về công tác quản lý vốn và các dữ liệu liên quan giai đoạn 2011 – 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp… trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét đánh giá, giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu. 
Các số liệu được sử dụng trong luận văn là các số liệu được thu thập, tính toán từ các báo cáo của công ty và các đơn vị trực thuộc. Xây dựng bảng hỏi để thu thập thông tin. Đối với các vấn đề cần thu thập về thông tin diện rộng, thông tin về quan điểm, thông tin thống kê thì áp dụng phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi định lượng. Từ đó đưa ra những phân tích cụ thể về tình hình sử dụng vốn của Công ty với các đơn vị trực thuộc. Phương pháp định tính và phương pháp định lượng được sử dụng cho nghiên cứu này. Phương pháp định tính được áp dụng để thiết lập một bảng câu hỏi với các câu hỏi mở để thu thập dữ liệu và thông tin cho các nghiên cứu định lượng. Phương pháp định tính hình thức thông tin sẽ được điều chỉnh để tạo ra một bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert cho một cuộc khảo sát lớn hơn. Người nghiên cứu sử dụng phương pháp tính toán các chỉ tiêu, tỷ lệ, so sánh để xử lý số liệu thống kê mô tả cho việc phân tích và trình bày dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi.
Các dữ liệu và thông tin từ các phương pháp định tính, phương pháp định lượng và thống kê mô tả là thông tin chính của nghiên cứu. Các thông tin thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và các hình thức như từ các tạp chí, báo chí, báo cáo, báo điện tử, nghiên cứu từ các nguồn quốc tế và trong nước.
Cụ thể
a) Phương pháp thu thập số liệu: Tác giả sử dụng cả phương pháp thu thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình. Việc điều tra và thu thập số liệu được tiến hành theo phương pháp điều tra thu thập các số liệu thứ cấp về tình hình quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp và một số đơn vị có liên quan, gồm:
(i) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập được của HHPD và các đơn vị trực thuộc trong giai đoạn từ 2011 đến 2016. Đó là:
– Các báo cáo tài chính như: các bảng cân đối kế toán, các báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp, Báo cáo tài chính hằng quý, báo cáo thường niên của Công ty.
– Các báo cáo tổng kết năm của Sở Tài chính, Cục Thuế; Các báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Cách thức thu thập thông tin chủ yếu qua tra cứu tài liệu tại thư viện, tìm kiếm google search và các trang web cung cấp các thông tin liên quan.
(ii) Xử lý dữ liệu thứ cấp thông qua việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý vốn của HHPD đối với các đơn vị trực thuộc, các chỉ tiêu trung bình, so sánh theo thời gian, so sánh theo cơ cấu, tỷ trọng, so sánh công tác quản lý vốn giữa các năm của Công ty. 
 b) Phương pháp phân tích dữ liệu: 
Đề tài chủ yếu sử dụng 2 nhóm kỹ thuật phân tích dữ liệu chính như sau:
Nhóm 1: Cách tính toán các chỉ tiêu, tỷ lệ và sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu, tỷ lệ này theo thời gian, sử dụng các biểu đồ biểu thị và các bảng số liệu minh họa chúng thông qua phần mềm Excel; ngoài ra còn sử dụng phương pháp suy diễn thống kê và quy nạp thống kê trong quá trình phân tích số liệu.
Nhóm 2: Căn cứ vào đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng như sau:
– Phương pháp thống kê mô tả, dùng các chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân để đánh giá sự biến động cũng như mối quan hệ giữa các hiện tượng.
– Phương pháp thống kê so sánh, đối chiếu, được sử dụng nhằm mục đích so sánh, đối chiếu, đánh giá và kết luận về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tiến hành so sánh hệ thống các chỉ tiêu qua các năm nghiên cứu.
– Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, giúp thu thập, chọn lọc những thông tin từ những ý kiến trao đổi và đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty.
6. Những đóng góp của luận văn
Đề tài giúp HHPD thấy được điểm mạnh để phát huy và khắc phục những điểm yếu trong quản lý vốn đối với các đơn vị trực thuộc. Từ đó HHPD sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn.
Đề tài cũng giúp cho HHPD đánh giá được trình độ chung về quản lý vốn của mình so với các đơn vị nhà nước khác.
Đề tài cũng là một tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm đến lĩnh vực quản lý vốn. 
7. Kết cấu của luận văn: 
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu nghiên cứu và phụ lục, luận văn được kết cấu thành ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý vốn của doanh nghiệp đối với đơn vị trực thuộc.
Chương 2: Thực trạng quản lý vốn của HHPD đối với đơn vị trực thuộc.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn của HHPD đối với đơn vị trực thuộc.
Bạn có thể xem đầy đủ luận văn tại link
Liên hệ dịch vụ viết bài:
Dịch vụ Luận Văn Group

Hotline/Zalo: 0967538624 Ms Huyền/ 0886091915 Ms Trang

Email: Lamluanvan123@gmail.com

Website: https://lamluanvan.net/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *