LỜI MỞ ĐẦU
Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng thân thiết. Lào chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ ngày 05/09/1962. Hai nước có mối quan hệ đặc biệt, gắn bó và tin cậy. Quan hệ Lào – Việt Nam ngày càng được củng cố và không ngừng phát triển toàn diện, đặc biệt là quan hệ hợp tác kinh tế. Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế vẫn còn khó khăn, nhưng hai nước luôn dành cho nhau các khoản viện trợ và ưu đãi, nhất là Việt Nam đã dành cho Lào khoản viện trợ không hoàn lại. Hợp tác đầu tư giữa hai nước được chú trọng thúc đẩy. Thương mại Lào – Việt Nam là mối quan hệ phát triển nhất trong mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã và đang gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với mọi mặt của kinh tế thế giới. Khủng hoảng kinh tế đã bắt nguồn từ Mỹ và đã lan rộng khắp các nước, hầu hết các quốc gia đều ít nhiều bị ảnh hưởng từ suy giảm tốc độ tăng trưởng thương mại giảm sút. Theo các chuyên gia kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thương mại Lào – Việt Nam giảm sút do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do suy thoái kinh tế. Lào và Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nên suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tới phát triển quan hệ thương mại giữa các nước.
Xuất phát từ những luận điểm trên, cùng với sự thích thú muốn tìm hiểu của chính bản thân mình nên tôi chọn đề tài “PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY THOÁI KINH TẾ” làm đề tài đề xuất nghiên cứu.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Mối quan hệ Việt – Lào đã được rất nhiều tài liệu nghiên cứu trong đó chủ yếu đề cập đến khí cạnh văn hóa và lịch sử. Tuy nhiên, nghiên cứu về hoạt động thương mại quốc tế giữa hai nước thì còn hạn chế, đặc biệt là các hoạt động thương mại Việt – Lào trong thời kỳ suy thoái kinh tế từ sau năm 2008.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 rồi cũng đã qua đúng như dự đoán. Đã có nhiều bài nghiên cứu phân tích, thảo luận về cơ hội và thách thức sau khủng hoảng của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài tham luận này chỉ đóng góp một số ý kiến phân tích khái quát về những thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho việc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Trong xu thế hội nhập thế giới, nền kinh tế Việt Nam không thể nào không hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, sự kỳ vọng quá nhiều vào thị trường thế giới cũng đã mang lại không ít thất vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh tế thế giới, đặc biệt là ở những nước phát triển, lâm vào tình trạng bất ổn. Việc quay trở lại thị trường nội địa và hai nước Lào, Cam-pu-chia đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cầm cự qua thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Hiện nay, tình hình kinh tế của Lào có nhiều tiến triển tốt, đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ và suy thoái kinh tế thế giới cũng như thiên tai. Hiện nay, trong bối cảnh hai nước đang phát triển theo cơ chế kinh tế thị trường có sự hợp tác, khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhưng hai nước vẫn dành những sự ưu tiên ưu đãi cho nhau để cùng phát triển và vượt qua khủng hoảng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển mối quan hệ thương mại giữa Lào và Việt Nam trong giai đoạn suy thoái kinh tế có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn”.
Mục đích nghiên cứu
– Tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về thương mại quốc tế và xác lập những nội dung cơ bản về quan hệ thương mại hàng hoá song phương trong thương mại quốc tế tạo khung cơ sở lý luận phát triển thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện của hai nước trong quá trình hội nhập nền kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế.
– Phân tích thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam dưới tác động của suy thoái kinh tế trong giai đoạn 2008 – 2014, từ đó chỉ ra những thành tựu và hạn chế nhằm hoàn thiện trong thời gian tới nhằm phát triển quan hệ thương mại hàng hoá của hai quốc gia Lào và Việt Nam.
– Đề xuất các giải pháp về phát triển quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả quan hệ thương mại hàng hoá XNK giữa Lào và Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ sau:
– Khái quát cơ sở lý luận về thương mại quốc tế và hoạt động thương mại quốc tế giữa Lào và Việt Nam
– Nghiên cứu tác động của suy thoái kinh tế đến thương mại Lào và Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014
– Đề xuất một số giải pháp để hạn chế tác động của suy thoái kinh tế đến quan hệ thương mại Lào và Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp Lào và Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa Lào và Việt Nam, các tác động của suy thoái kinh tế đến mối quan hệ thương mại Lào và Việt Nam và đưa ra các giải pháp đối với các tác động đó.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài sẽ đi vào nghiên cứu tác động của suy thoái kinh tế đối với quan hệ thương mại Lào và Việt nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phân tích tổng hợp và thống kê so sánh để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của luận văn.
Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về quan hệ thương mại quốc tế giữa Lào và Việt Nam
Chương 2: Tác động của suy thoái kinh tế đến thương mại Lào và Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014
Chương 3: Một số giải pháp để hạn chế tác động của suy thoái kinh tế đến quan hệ thương mại Lào và Việt Nam
Xem thêm: Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ
Bài viết liên quan
Đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử sản phẩm cân điện tử của công ty cổ phần xúc tiến thương mại và giáo dục toàn cầu
TÓM LƯỢC Sự phát triển mạnh mẽ và bùng nổ của thương mại điện tử...
Th11
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư Việt Nhật
Đề tài:Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh...
Th11
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần
MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong điều kiện hội nhập và...
Th11
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương (qua thực tiển tỉnh ĐăkLăk)
MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây,...
Th11
Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội hiện nay (Qua khảo sát một số huyện)
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông dân và nông...
Th11
Quyền con người của bị can, bị cáo trong TTHS, thực tiễn tại Hà Nội
Đề bài: Quyền con người của bị can, bị cáo trong TTHS, thực tiễn tại...
Th11