NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ERP ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM

5/5 - (1 bình chọn)

Mục lục
CHƯƠNG I:  GIỚI THIỆU 2
1 Đặt vấn đề 2
2.Tính cấp thiết của đề tài 3
3. Mục tiêu nghiên cứu 4
3.1 Mục tiêu tổng quát: 4
3.2 Mục tiêu cụ thể: 4
4. Đối tượng nghiên cứu 5
4.1 Phạm vi nghiên cứu 5
4.2 Phương pháp nghiên cứu 5
5.Tổng quan nghiên cứu 6
5.1 Các nghiên cứu trên thế giới: 6
5.2 Các nghiên cứu trong nước: 9
6. Các đóng góp mới của luận văn 10
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ERP ĐẾN TỔ CHỨC KTQT 11
1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ERP 11
1.1 Giới thiệu chung về ERP 11
1.2  Phân loại phần mềm ERP 16
1.2.2 Phần mềm đặt hàng do một công ty trong nước viết 16
1.2.3 Phần mềm kế toán/ERP thiết kế sẵn do các công ty trong nước phát triển 17
1.2.4 Phần mềm kế toán/ERP nước ngoài cấp thấp 17
1.2.5 Phần mềm kế toán/ERP nước ngoài cấp trung bình 17
1.2.6 Phần mềm kế toán/ERP nước ngoài cấp cao 18
2. Lý thuyết tổ chức KTQT 18
2.1 Các mô hình tổ chức KTQT trong doanh nghiệp sản xuất 18
2.2 Nội dung KTQT trong doanh nghiệp sản xuất: 20
3. Sự tương tác giữa ERP và hệ thống KTQT 22
3.1 Xét dưới khía cạnh hệ thống quản lý: 22
3.2  Xét dưới khía cạnh hệ thống thông tin quản lý: 23
3.3  Xét dưới khía cạnh phân tích và kiểm soát dữ liệu: 23
4. Sự tác động của của ERP đến tổ chức hệ thống KTQT 24
4.1 Những thay đổi về mặt quy trình: 24
4.2 Những thay đổi về tổ chức bộ máy kế toán: 28
Tiểu kết chương 2 30
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CỦA TÁC ĐỘNG ERP LÊN TỔ CHỨC KTQT TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM 31
1.Sơ lược về tình trạng ứng dụng ERP trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam 31
1.1 Tình hình chung về việc ứng dụng ERP trên thế giới và Việt Nam 31
1.2 Khảo sát thực tế  ở một số doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam ứng dụng thành công ERP và tác động của nó lên hệ thống KTQT. 55
1.3. Đánh giá thực trạng tác động của ERP lên tổ chức KTQT trong doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam 59
Kết luận chương 3 69
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ERP ĐẾN TỔ CHỨC KTQT TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG ERP TẠI DN SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM 71
1. ERP phải đồng bộ với tái cấu trúc hệ thống quản lý nói chung và hệ thống KTQT nói riêng. 71
1.2 Ứng dụng ERP phải kết hợp với trách nhiệm và quản lý hiệu quả 74
1.3 Hệ thống KTQT phải được ưu tiên hàng đầu khi DN ứng dụng ERP 75
2. Giải pháp về tăng cường sự tác động của ERP đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp 77
2.1 Giải pháp để tăng cường vai trò tích cực của KTQT trong việc ứng dụng ERP 77
2.2 Giải pháp về tổ chức thực hiện các quy trình của KTQT 78
2.3 Giải pháp về tổ chức bộ máy kế toán 80
3. PHƯƠNG  HƯỚNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH 82
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ NHẬN XÉT 83
1. Nhận xét 83
1.1 Hạn chế 84
1.2 Nguyên nhân 85
2 Một số kiến nghị; 88
2.1 Đối với doanh nghiệp: 88
2.2 Đối với nhà cung cấp: 91
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này dựa trên quá trình nghiên cứu trung thực dưới sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học. Đây là đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành ….. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào và tất cả các nguồn tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ.
Hà nội, ngày 13 tháng 07 năm 2014
CHƯƠNG I:  GIỚI THIỆU
1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, việc áp dụng hệ thống quản lý tổng thể bởi ERP đã giúp cho không ít các doanh nghiệp trên thế giới kiểm soát chặt chẽ được hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Việt Nam với xu thế mở cửa ra thế giới và nhu cầu bức thiết phải hội nhập với kinh tế toàn cầu thì việc sử dụng ERP để trở thành công cụ quản lý mới để điều hành doanh nghiệp là rất điều cần thiết. Hiện nay,  ERP đang là một môi trường làm việc và cơ hội thách thức mới cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Thị trường ERP ở Việt Nam trong những năm gần đây đang dần trở nên khá sôi động, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng ERP nhằm thay đổi phương thức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, song không phải doanh nghiệp nào cũng có được sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực này và đồng thời, có rất ít thông tin về tác động của hệ thống này đến KTQT và kiểm soát cũng như quản trị doanh nghiệp. Cũng trong bối cảnh này thì  KTQT đang phát triển vô vùng mạnh mẽ, trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề quản trị doanh nghiệp, là một trong những nguồn thông tin quan trọng cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp điều hành, hoạch định và ra các quyết định kinh doanh.
Ta có thể thấy, cả hai yếu tố ERP và KTQT đang là những nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong xu hướng toàn cầu hóa. Tuy nhiên, ERP và KTQT có mối liên hệ ra sao, doanh nghiệp cần làm gì khi thực hiện áp dụng ERP lên toàn doanh nghiệp vẫn đảm bảo công việc của KTQT  đồng thời tạo ra hiệu quả cao nhất cho công tác quản trị doanh nghiệp. Đây đang là một bài toán khó cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
2.Tính cấp thiết của đề tài
Trong KTQT, bao gồm rất nhiều yếu tố hợp thành, trong đó tổ chức KTQT trong môi trường doanh nghiệp ứng dụng ERP và KTQT truyền thống trước đây liệu có những điểm gì khác biệt, nếu có thì những điểm khác biệt này mà cả nhân viên KTQT và ban quản lý đều không nắm bắt được thì quá trình triển khai và sử dụng ERP trong doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều những khó khăn, gây ảnh hưởng tới các quyết định kinh doanh hay nói tổng thể là lên hệ quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguyên nhân của sự khác biệt này có phải do sự thay đổi môi trường áp dụng ERP hay chỉ đơn giản là sự ứng dụng CNTT vào tổ chức KTQT, và nếu có sự tác động của ERP lên KTQT thì sự tác động này ảnh hưởng ra sao tới công tác quản trị doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam?
Để giải quyết bài toán khó ở trên, cho tới này, các nước trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu thực hiện về ERP tác động đến KTQT ở nhiều quốc gia. Có nghiên cứu về tổng quát KTQT, hay chỉ riêng biệt về công việc và vai trò của nhân viên KTQT. Tuy nhiên ở Việt Nam, chưa có một nghiên cứu chính thức nào về đần đề này. Mỗi nghiên cứu trên lại lại ra đưa ra những ‎ý kiến khác nhau theo từng quốc gia và từng giai đoạn phát triển của hệ thống ERP. Trong giai đoạn CNTT bùng nổ và thay đổi nhanh chóng theo từng ngày như hiện nay đồng thời KTQT cũng không chỉ đơn thuần là công việc kế toán truyền thống, hệ thống ERP có tác động như thế nào đến tổ chức KTQT ở các công ty sản xuất ở Việt Nam?
Để trả lời những câu hỏi trên cũng như nhận thức thấy sự cần thiết về nghiên cứu ERP và KTQT, tác giả quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu sự tác động của hệ thống ERP đến tổ chức Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam”.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu sự tác động của ERP lên tổ chức KTQT tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam và từ đó đề xuất những thay đổi cần thiết trong tổ chức KTQT ở các doanh nghiệp Việt Nam sao cho phù hợp trong môi trường mới.
3.2 Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa các tác động của ERP lên KTQT trong các nghiên cứu trước đây để đưa ra được các lý thuyết về các tác động này.
Khảo sát và đánh giá các doanh nghiệp sản xuất đang ứng dụng ERP trong tổ chức KTQT.
Xác định được những ảnh hưởng của hệ thống ERP đến tổ chức KTQT trong môi trường doanh nghiệp sản xuất có ứng dụng ERP ở Việt Nam.
Những ảnh hưởng này đã tác động như thế nào đến tổ chức KTQT trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam.
Có những định hướng thay đổi tổ chức KTQT trong tương lai khi ERP được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu
Những tác động của hệ thống ERP đối với tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
4.1 Phạm vi nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam có ứng hệ thống ERP thành công thời gian từ năm 2000 đến 2013.
Nghiên cứu tác động của hệ thống ERP lên tổ chức KTQT chung của doanh nghiệp, không đi sâu phân tích công việc quản trị của doanh nghiệp đó.
Đề tài được thực hiện cho các doanh nghiệp sản xuất có ứng dụng hệ thống ERP ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Các dữ liệu KTQT được thu thập từ năm ứng dụng ERP.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Nghiên cứu nội dung các lý thuyết về ERP, KTQT và các bài nghiên cứu trước trên Thế giới để đưa ra cở sở lý thuyết cho bài nghiên cứu. Từ đó tác giả lập bảng câu hỏi để khảo sát hoặc phỏng vấn để biết thực trạng cho các nội dung:
Công tác triển khai áp dụng ERP lên KTQT của doanh nghiệp sản xuất ở TP. Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu các tác động của ERP lên KTQT theo các nghiên cứu trước đây thông qua tìm hiểu các doanh nghiệp sản xuất ở TP. Hồ Chí Minh.
Từ đó, định hướng những thay đổi cần thiết và xây dựng cho tổ chức KTQT trong môi trường ERP cho doanh nghiệp sản xuất Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính bằng các tổng hợp các mô hình tổ chức KTQT trong doanh nghiệp sản xuất và tổ chức KTQT trong doanh nghiệp sản xuất theo lý thuyết hiện hành. Đồng thời tập hợp các bài nghiên cứu liên quan trước đây về vấn đề tác động của ERP lên KTQT để làm cở sở lý thuyết cho bài nghiên cứu và hiện tại ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu chính thức về vấn đề  này.
Phương pháp phân tích và diễn giải các bài nghiên cứu trước để làm rõ vấn đề nghiên cứu, đống thời phân tích kết quả nghiên cứu để đưa qua những định hướng cho tương lai của tổ chức KTQT trong môi trường ERP.
Phương pháp nghiên cứu định lượng, với công cụ là phần mềm SPSS với các dữ liệu thông tin thứ cấp và sơ cấp:
Nguồn thông tin thứ cấp: những vấn đề lý luận trước đây trong các sách giáo khoa và các bài nghiên cứu liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu KTQT của doanh nghiệp sản xuất từ năm ứng dụng ERP.
Nguồn thông tin sơ cấp: Bằng cách khảo sát và điều tra (phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua thư điện tử) các nhân viên kế toán quản trị, các nhà quản lý và chuyên gia phân tích tài chính của các công ty trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có ứng dụng thành công hệ thống ERP từ năm 2000 đến năm 2013.
5.Tổng quan nghiên cứu
5.1 Các nghiên cứu trên thế giới:
Năm 2002, tác giả Markus Granlund và Teemu Malmi đã tiến hành nghiên cứu trên 10 công ty ở Phần Lan về tác động của ERP lên KTQT và thủ tục kiểm soát “Moderate impact of ERPS on management accounting : a lag or permanent outcome?”. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đến thời điểm hiện tại của bài nghiên cứu công bố những dự án hệ thống ERP không tạo ra hoặc có những thay đổi tương đối nhỏ trong KTQT và thủ tục kiểm soát. Như:
Không dẫn đến thay đổi trong logic của KTQT và kỹ thuật kiểm soát sử dụng
Việc hỗ trợ ra quyết định vẫn còn hạn chế.
ABC và BSC,… dường như không làm việc tốt trong các phiên bản ERP hiện tại.
lợi ích lớn nhất của ERPS đối với KTQT là giúp xử lý khối lượng tài liệu lớn.
Đến thời điểm này việc áp dụng ERP chỉ gây ra 1 vài thay đổi trong các tổ chức các chức năng của kế toán.
Xem thêm  350+Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Đạt Điểm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *