Giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội

Rate this post
Đề cương chi tiết đề tài: Giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội
Giới thiệu dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài: 
Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp của con người, là cái gốc của đạo đức và nền tảng của luân lí xã hội. Một con người có lòng nhân ái là phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu nhất của mình. Lòng nhân ái đã trở thành nét đẹp truyền thống Việt Nam với tinh thần “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”  . Ngạn ngữ Nga cũng đã từng nói “Nơi lạnh  giá  nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu. Nếu  không có tình yêu thương, cuộc sống sẽ trở thành địa ngục. Nhà sư phạm người Nga XuKhôm Linxki đã nói: “Nếu những đứa trẻ dửng dưng với những điều đang xảy ra trong trái tim người bạn, bố mẹ hoặc bất cứ người đồng bào nào em gặp. Nếu những đứa trẻ không biết đọc trong ánh mắt người khác, trong trái tim người đó sẽ không bao giờ trở thành con người chân chính”. 
Lòng nhân ái chính là nền tảng của tất cả những gì tốt đẹp của mỗi con người; không có lòng nhân ái, không có tấm lòng biết nghĩ đến người khác như nghĩ cho mình sẽ không làm được chuyện lớn, không giúp ích cho xã hội và  càng không thể nảy sinh những điều tốt đẹp trong mỗi con người. Việc xây dựng lòng nhân ái cho mỗi con người tránh được nhiều cạm bẫy sau này, biết thông cảm và thấu hiểu người khác, rất thuận lợi cho quan hệ giao tiếp. Bởi vậy,  các nhà giáo dục cần phải hiểu hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh sống nhân ái. Đây có thể coi là nền tảng quan trọng để trẻ trở thành công dân tốt sau nay cũng  như  đó là tiền đề cho việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức và phát triển tài năng của các  “tương lai đất nước”
Hiện nay trong vấn đề giáo dục tại trường học cho học sinh còn rất nhiều bất cập, chẳng hạn như tình hình vi phạm nội quy nhà trường trong giáo dục, tình hình vi phạm pháp luật như tham gia vào các tệ nạn xã hội, gây mất trật tự an ninh hay đánh nhau, bỏ học….  vẫn diễn ra rất phổ biến trong thời gian gần đây. Nguyên nhân của các sự việc nêu trên là do: Thiếu sự  quan tâm của gia đình, bản thân học sinh không có sự rèn luyện tốt, tác động tiêu cực của bạn bè,  sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ như điện thoại, internet, games… Đây thực sự là vấn đề  rất đáng quan tâm của học sinh để cha mẹ cùng giáo viên có thể xem lại các biện pháp giáo dục đạo đức của nhà trường cho học sinh.
Giáo dục và đào tạo là một trong  những lĩnh vực được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm và được xem là “quốc sách hàng đầu”. Mục tiêu giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: “Thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành cho học sinh, sinh viên”.  Tại Đại hội X Đảng ta tiếp tục chủ trương: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá “chất lượng nền giáo dục Việt Nam””. 
Nhìn một cách tổng quát, nhiệm vụ giáo dục hiện nay của nước ta là làm sao để đào tạo ra được những con người có đầy đủ cả hai mặt: đức và tài. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành  hữu quan cần phải quan tâm chăm lo giáo dục về mọi mặt, trong đó giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay là công việc vô cùng cần thiết và cấp bách. 
Nhận thức được tác dụng, ý nghĩa của lòng nhân ái; cũng như nắm bắt được thực trạng xuống cấp của đạo đức của học sinh trong giai đoạn hiện nay; đặc biệt là do có được cơ hội nghiên cứu và công tác tại trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành tôi đã quyết định lựa đề tài: “Giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội”  làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2.  Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng  giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này tại địa bàn nghiên cứu.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội .
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội chưa thực sự đạt hiệu quả. Nếu nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp mang tính khoa học và hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác  này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo.
5.2. Khảo sát thực trạng giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội.
5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
         6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội.
           6.2. Về địa bàn nghiên cứu
 Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội.
           6.3. Về khách thể khảo sát
Dự kiến là 200 cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh được phân bổ đều theo tỷ lệ như sau
• Cán bộ quản lý: 25%
• Giáo viên: 25%
• Học sinh: 25%
• Phụ huynh học sinh: 25%
Việc xác định quy mô mẫu 200 là dựa trên các quy định về lỷ lệ lấy mẫu tối thiểu cần gấp 4 đến 5 lần số câu hỏi hiện có trong bảng hỏi (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2012). Và được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện phi xác suất từ danh sách cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh của trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành hiện đang quản lý nhằm đơn giản hóa thủ tục và quy trình lấy mẫu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nghiên cứu.
6.4.Về thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018
7. Phương pháp nghiên cứu
– Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phân tích, tổng hợp thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu có trong các văn kiện, văn bản, tài liệu.
– Hệ thống hóa các khái niệm để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra:
Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lí, giáo viên (GV), phụ huynh, HS về thực trạng giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội.
7.3. Phương pháp phỏng vấn: 
Trò chuyện, phỏng vấn sâu để thu thập những ý kiến đánh giá của các chuyên gia, cán bộ quản lí, GV, phụ huynh, HS về các vấn đề có liên quan đến giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội
 7.4. Phương pháp chuyên gia: 
Xin ý kiến các chuyên gia về các biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội.
7.5. Phương pháp xử lý số liệu
Đề tài chủ yếu sử dụng 2 nhóm phương pháp phân tích dữ liệu chính như sau:
Nhóm 1: Cách tính toán các chỉ tiêu, tỷ lệ theo lý thuyết đề tại chương 1 và sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu, tỷ lệ này theo thời gian, sử dụng các biểu đồ biểu thị và các bảng số liệu minh họa chúng thông qua phần mềm Excel; ngoài ra còn sử dụng phương pháp suy diễn thống kê và quy nạp thống kê trong quá trình phân tích số liệu.
Nhóm 2: Căn cứ vào kết quả khảo sát bảng hỏi, học viên sẽ sử dụng các cách thức xử lý như liệu với sự hỗ trợ của phần mềm Exel và SPSS như sau
– Nhập liệu và “làm sạch” dữ liệu khảo sát
– Tiến hành thống kê mô tả thông qua các giá trị thống kê như: số bình quân, trung vị, min, max, tỷ lệ phần trăm, biểu đồ phân phối.. để đánh giá sự biến động cũng như mối quan hệ giữa các hiện tượng đã được khảo sát.
8. Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS thông qua hoạt động nhân đạo.
Chương 2. Thực trạng giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội.
Chương 3. Biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội.
Nếu bạn đang trong quá trình viết luận văn thạc sĩ, bạn bận công việc hoặc đang vướng phải nhiều vấn đề không thể tự mình hoàn thiện được đề tài, bạn cần tìm một đơn vị hỗ trợ viết thuê luận văn thạc sĩ uy tín thì có thể liên hệ với Luận Văn Group nhé. Chúng tôi nhận viết thuê luận văn với nhiều năm kinh nghiệm hoàn thành hàng trăm đề tài mỗi năm.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO 
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
1.1.2. Ở Việt Nam
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Lòng nhân ái
1.2.2. Hoạt động nhân đạo
          1.2.3. Đặc điểm, mối quan hệ giữa lòng nhân ái và hoạt động nhân đạo 
          1.2.4. Học sinh THCS
                        –  Định nghĩa 1 cách khái quát về học sinh THCS là từ tuổi nào đến tuổi nào
– Đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THCS
– Đặc điểm hoạt động của học sinh THCS
                      1.2.5. Giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS
                       – Định nghĩa:          
                         + Đặc điểm của giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS.
                         + Các tiêu chí xác định giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS 
 1.3.1. Các yếu tố bên ngoài nhà trường: 
               – Đặc điểm của cộng đồng dân cư tại các quận, huyện của thành phố Hà Nội……
                       1.3.2. Các yếu tố bên trong nhà trường
Tiểu kết chương 1
Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG 
THCS & THPT NGUYỄN TẤT THÀNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Sơ lược đặc điểm về thành phố Hà Nội
2.1.1. Kinh tế -Văn hóa -Xã hội
2.1.2. Dân cư
2.1.3. Tình hình giáo dục nói chung, giáo dục THCS nói riêng.
2.1.4. Đặc điểm về tình hình giáo dục; giáo dục lòng nhân ái cho học sinh của trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội 
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát
2.2.1. Mục đích, nội dung, đối tượng khảo sát
2.2.1. Cách xử lí số liệu khảo sát
2.3. Thực trạng giáo dục long nhân ái cho học sinh THCS trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội.
2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS 
2.3.2. Ý thức về trách nhiệm của cộng đồng trong giáo dục lòng nhân ái
2.3.3. Đánh giá về nội dung giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS 
2.3.4. Đánh giá về phương pháp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS 
2.3.5. Đánh giá về phương tiện cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS 
2.3.6. Đánh giá về các hình thức tổ chức giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS 
2.3.7. Đánh giá về kết quả của hoạt động giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS 
2.3.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS 
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
2.4.1. Những thành tựu
2.4.2. Những hạn chế
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Tiểu kết chương 2
Chương 3
BIỆN  PHÁP GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THCS TRƯỜNG THCS & THPT NGUYỄN TẤT THÀNH, 
THÀNH PHỐ HÀ NỘI  
3.1. Định hướng đề xuất biện pháp.
3.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về mục tiêu phát triển con người.
3.1.2. Văn bản chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.
         3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.
         3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa.
         3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.
         3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.
3.3. Biện pháp giáo dục phòng, lòng nhân ái cho học sinh THCS thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội.
3.3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền cho cộng đồng về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS.
3.3.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong công tác giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS 
3.3.3. Hoàn thiện nội dung giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS theo định hướng đổi mới giáo dục.
3.3.4. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS 
3.3.5. Đổi mới phương pháp giáo dục lòng nhân ái  cho học sinh THCS thông qua phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục.
3.3.6. Huy động các nguồn lực cộng đồng để hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS 
3.3.7. Phối hợp các hình thức giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS 
3.3.8 . Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phối hợp lực lượng giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS một cách thường xuyên 
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.5. Khảo nghiệm các biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS thông qua hoạt động nhân đạo trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội.
3.5.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm
             3.5.1.1. Mục đích khảo nghiệm
             3.5.1.2. Nội dung khảo nghiệm
             3.5.1.3. Đối tượng khảo nghiệm
            3.5.1.4. Phương pháp khảo nghiệm
           3.5.1.5. Đánh giá kết quả khảo nghiệm
3.5.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm
           3.5.2.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS thông qua hoạt động nhân đạo ở trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội.
            3.5.2.2. Tính khả thi của các biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THCS thông qua hoạt động nhân đạo   trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, thành phố Hà Nội.
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về lý luận
1.2. Về thực tiễn
2. Khuyến nghị
         2.1. Với giáo viên, nhà trường
         2.2. Với phụ huynh và các lực lượng giáo dục
        2.3. Chỉ đạo của phòng/quận/ ban ngành
Xem toàn bộ đề cương tại link
Liên hệ dịch vụ viết bài:
Dịch vụ Luận Văn Group

Hotline/Zalo: 0967538624 Ms Huyền/ 0886091915 Ms Trang

Email: Lamluanvan123@gmail.com

Website: https://lamluanvan.net/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *