Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai

Rate this post

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 4
Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN SAU THU HỒI ĐẤT
1.1.Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất
1.2.Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở một số địa phương và bài học rút ra đối với Đồng Nai
Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN SAU THU HỒI ĐẤT Ở ĐỒNG NAI
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội Đồng Nai ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất 37
2.2. Kết quả và hạn chế trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất 16
Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT CÓ HIỆU QUẢ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN SAU THU HỒI ĐẤT Ở ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN TỚI 70
3.1.Những quan điểm cơ bản nhằm giải quyết có hiệu quả việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai trong thời gian tới
70
3.2.Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có hiệu quả việc làm cho lao động nông thôn ở Đồng Nai trong thời gian tới
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế – xã hội có tính toàn cầu, là mối quan tâm của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, quan niệm về phát triển được hiểu đầy đủ là: tăng trưởng phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp… Điều đó cho thấy, bảo đảm việc làm cho người lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế, mà còn góp phần duy trì sự ổn định xã hội, chính trị và phát triển bền vững của các quốc gia, dân tộc.
Trong những năm qua, cùng với quá trình CNH – HĐH, dân số, lao động và tỷ lệ lao động nhàn rỗi ở nông thôn nước ta có xu hướng giảm xuống, song vẫn còn giữ ở mức cao. Theo số liệu thống kê năm 2011 cho thấy, dân số nông thôn chiếm 69,4% dân số và 71,5 % lực lượng lao động cả nước (32,7 triệu trong 43 triệu lao động cả nước) và tỷ lệ lao động nhàn rỗi chiếm 19,3% … Con số này chứng tỏ vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn đang đặt ra yêu cầu bức thiết.
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những địa phương có tốc độ CNH – HĐH cao của cả nước. Quá trình CNH – HĐH đã đem lại những thành tựu rất quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, trong đó có việc thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hiệu quả; tạo và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động… Tuy nhiên, để quá trình tiến hành CNH-HĐH, việc hình thành nên các khu công nghiệp, các khu đô thị là một tất yếu khách quan và để có tiền đề về vị trí, đất đai xây dựng các KCN, khu đô thị này Chính quyền tỉnh đã phải thực hiện thu hồi khá nhiều đất nông nghiệp. Việc thu hồi đất để xây dựng các KCN chính là điều kiện và thời cơ tốt nhất để chuyển một bộ phận quan trọng lực lượng lao động nông nghiệp – nông thôn – là khu vực có năng suất lao động thấp, sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Nhiều lao động đã được giải quyết việc làm với thu nhập cao hơn, ổn định hơn nhưng bên cạnh đó, người dân bị thu hồi đất, không phải tất cả mọi người đều có thể dễ dàng chuyển đổi được sang các công việc thuộc lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ như mong muốn, mà một bộ phận khá lớn người dân bị thu hồi đất là những người nông dân thuần túy lâu đời, khi bị thu hồi đất, đất canh tác bị thu hẹp, không hoặc khó có thể tiếp tục với hoạt động nông nghiệp nhưng bị hạn chế là rất nhiều lao động đã ở vào độ tuổi không năng động để có thể được đào tạo nghề phù hợp trong lĩnh vực công nghiệp hoặc dịch vụ,… khả năng chuyển đổi nghề mới và tìm việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, số lao động bị thu hồi đất chủ yếu chỉ được hỗ trợ bằng hình thức đền bù đất.
Mặc dù vậy, giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh nói chung, việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất nói riêng còn tồn tại những bất cập, hạn chế. Điều đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ việc nhận thức và các giải pháp thực hiện còn thiếu hiệu quả. Bởi vậy, việc tiếp tục luận giải làm rõ những vấn đề lý luận thực tiễn làm cơ sở để xác định các giải pháp, nhằm giải quyết có hiệu quả việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Với lý do đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài
Việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi vậy, đã có nhiều công trình, bài viết của các tác giả nghiên cứu, đề cập trên các khía cạnh khác nhau về việc làm và giải quyết việc làm. Trong đó, đáng chú ý một số công trình tiêu biểu sau:
– Thị trường lao động, thực trạng và giải pháp của PGS. Nguyễn Quang Hiển, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995. Tóm tắt: Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân.
– Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của PTS. Nguyễn Hữu Dũng, PTS. Trần Hữu Trung, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Tóm tắt: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vấn đề việc làm cho người lao động, chính sách tạo việc làm và chống thất nghiệp là một trong những tiêu chí bảo đảm định hướng XHCN, góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.
– Thị trường lao động ở Việt Nam, định hướng và Phát triển của Thạc sĩ. Nguyễn Thị Lan Hương, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội, 2002. Tóm tắt: Đánh giá rõ hơn về thị trường lao động Việt Nam trong thời đại CNH-HĐH đất nước. Định hướng để phát triển bền vững lâu dài và ổn định thị trường lao động.
– Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam của PGS. Trần Đình Hoan Nxb Sự thật, Hà Nội 1991. Tóm tắt:  Vai trò và tiềm năng nguồn lao động trong phát triển kinh tế, xã hội, hiện trạng lao động và việc làm, phương hướng chủ yếu sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm có hiệu quả ở Việt Nam.
  – Vấn đề phân bổ và sử dụng nguồn lao động theo vùng & hướng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Nguyễn Quốc Tế Nxb Thống kê, Hà nội 2003. Tóm tắt: Lao động, việc làm, nguồn lực cơ bản cho sự phát triển xã hội. Thực trạng phân bố, sử dụng hợp lý nguồn lao động, theo vùng và vấn đề giải quyết việc làm ở Việc Nam. Một số biện pháp nhằm phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lao động theo vùng và giải quyết việc làm ở giai đoạn 2001-2010.
Xem thêm  Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại TĐT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *