MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năng lực của một doanh nghiệp được hình thành bởi các yếu tố như tài chính, cơ sở vật chất, tài sản vô hình, công nghệ, con người v.v…Để quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, ngoài việc xác định đúng mục tiêu, có chính sách đúng đắn, còn cần phải chuẩn bị đủ nguồn vốn, máy móc thiết bị hiện đại…trong đó nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng. Đó là đội ngũ nhân lực có trình độ cao, đào tạo bài bản và đủ trình độ, năng lực tiếp cận nhanh những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới để thực hiện.
Chất lượng của đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp cả về tay nghề, kiến thức, kinh nghiệm có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xác định được cho mình quy mô hợp lý, yêu cầu đòi hỏi về trình độ, tay nghề của người lao động đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ có hiệu quả. Các nhà quản lý doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến các giải pháp thu hút nhân tài về cho doanh nghiệp đồng thời có những biện pháp cụ thể để nâng cao phát triển nguồn nhân lực hiện có của doanh nghiệp.
Đề tài: “Giải pháp phát triển Nguồn nhân lực tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (CIENCO 4) đến năm 2020” nhằm mục đích đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực hiện có của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4, từ đó đưa ra một số giải pháp có tính khả thi, đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 đến năm 2020.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được xác định là chủ trương, chính sách và các hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4
Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng để tìm ra các nguyên nhân gây ra các khuyết điểm, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm định hướng phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 trong thời gian tới.
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
– Xem xét một cách tổng quan về lý thuyết nguồn nhân lực. Thông qua đó rút ra những cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực để vận dụng trong điều kiện Việt Nam nói chung và ngành giao thông nói riêng.
– Phân tích thực trạng và đánh giá tổng quan về tình hình phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 hiện nay.
– Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê
Phương pháp phân tích
Phương pháp điều tra
Phương pháp tổng hợp
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận kiến nghị, nội dung chính của luận văn gồm:
Chương 1. Tổng quan lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp
Chương 2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (CIENCO 4)
Chương 3. Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 đến năm 2020
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực
Theo khái niệm chung nhất, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, chủ yếu thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi sản phẩm, hàng hoá trên thị trường theo nguyên tắc tối đa lợi ích giữa các bên để đạt được mục đích của mình.
Như vậy doanh nghiệp xây dựng cũng là một tổ chức kinh tế, có tư cách pháp nhân kinh doanh các sản phẩm đặc biệt (sản phẩm có giá trị lớn, thời gian sản xuất dài) trên thị trường xây dựng để đạt được mục đích tối đa hoá lợi nhuận.
Doanh nghiệp xây dựng hình thành trên cơ sở pháp lý của mỗi quốc gia, phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định.
Trong kinh tế thị trường sự đa dạng, phong phú của loại hình doanh nghiệp xây dựng là một tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Ta có thể chia doanh nghiệp xây dựng theo các tiêu thức sau:
– Theo quyền sở hữu đối với vốn của doanh nghiệp:
• Doanh nghiệp xây dựng Nhà nước, vốn kinh doanh do Nhà nước cấp.
Doanh nghiệp xây dựng tư nhân, vốn kinh doanh của chủ tư nhân.
• Công ty xây dựng cổ phần, vốn kinh doanh của các cổ đông.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn về xây dựng, vốn kinh doanh của các thành viên thành lập doanh nghiệp.
• Công ty liên doanh về xây dựng, vốn kinh doanh do các bên tham gia liên doanh đóng góp.
– Theo quy mô sản xuất kinh doanh:
• Doanh nghiệp xây dựng có quy mô lớn: Các Tổng công ty xây dựng, Các Tập đoàn xây dựng.
• Doanh nghiệp xây dựng có quy mô vừa: Các công ty xây dựng…
• Doanh nghiệp xây dựng có quy mô nhỏ: Các doanh nghiệp xây dựng tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn về xây dựng.
• Quy mô của doanh nghiệp xây dựng thường được đánh giá thông qua vốn đầu tư, tình hình trang bị TSCĐ và số lượng lao động cho doanh nghiệp.
– Theo ngành kinh tế kỹ thuật trong xây dựng:
• Doanh nghiệp xây dựng dân dụng
• Doanh nghiệp xây dựng giao thông vận tải ….
– Theo cấp quản lý đối với doanh nghiệp:
• Doanh nghiệp xây dựng trung ương.
• Doanh nghiệp xây dựng địa phương.
– Theo tính chất hoạt động (mục đích của doanh nghiệp theo yêu cầu của xã hội hoặc cơ chế thị trường).
• Doanh nghiệp xây dựng phục vụ cho mục đích công cộng.
• Doanh nghiệp xây dựng vì mục tiêu lợi nhuận.
Việc phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối, khái quát, trong thực tế các doanh nghiệp xây dựng hoạt động kinh doanh mang tính chất tổng hợp, đa ngành hoặc có sự đan xen nhau nhiều chủ sở hữu về vốn tạo lập doanh nghiệp.
Trên phương diện quản lý vĩ mô của một quốc gia, các doanh nghiệp xây dựng đều được thành lập theo phép của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức quản lý hoạt động theo pháp luật quy định để đạt được mục đích của mình.
Các doanh nghiệp xây dựng cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khi nền kinh tế chưa phát triển, các doanh nghiệp xây dựng với số lượng lao động ít, trình độ thấp, trang thiết bị kỹ thuật thô sơ, chủ yếu xây dựng thủ công. Ngày nay với số lượng lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao, trang thiết bị máy móc hiện đại, sử dụng các phương pháp thi công tiên tiến, áp dụng các thành tựu khoa học vào xây dựng các công trình. Xuất phát từ thực tế, do vậy hầu như các doanh nghiệp xây dựng hiện nay đủ sức đảm nhận thi công những công trình có quy mô lớn và kỹ thuật phức tạp trong và ngoài nước. Về mặt tổ chức quản lý sản xuất, các doanh nghiệp xây dựng ngày càng thay đổi để phù hợp với nhu cầu của xã hội. Từ những doanh nghiệp nhỏ, phân tán, hoạt động trong phạm vi hẹp, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, đến nay đã hình thành những Tổng công ty, các Tập đoàn xây dựng có tính toàn quốc và xuyên quốc gia. Chính vì thế việc phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ mang tính cấp thiết và đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và thực hiện một cách hợp lý.
Bài viết liên quan
Quyền con người của bị can, bị cáo trong TTHS, thực tiễn tại Hà Nội
Đề bài: Quyền con người của bị can, bị cáo trong TTHS, thực tiễn tại...
Th11
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại TĐT
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp “Một số giải...
Th11
Phân tích quy trình cho vay có thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đan Phượng
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng thương mại là...
Th11
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Quang Minh
LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh...
Th11
Pháp luật về sàn giao dịch bất động sản ở Việt Nam
Đề tài Hoàn thiện pháp luật về sàn giao dịch bất động sản ở Việt...
Th10
Chiến lược giá thấp đối với việc cung cấp các sản phẩm phần mềm của Viettel dưới giác độ pháp luật cạnh tranh Việt Nam
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 5 1. Tính cấp thiết của đề tài 5 2....
Th10