LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cám ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của tập thể và các cá nhân. Trước hết tôi xin chân thành cám ơn các giảng viên khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và các giảng viên ở trường tham dự giảng dạy, đặc biệt là sự hướng dẫn của PGS – Tiến sỹ Lê Hùng Sơn trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của UBND huyện, các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên Chi cục Thuế, Chi cục Thống kê, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tĩnh Gia, đã góp ý và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã cổ vũ động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện Luận văn này.
Tác giả Luận văn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 4
1.1. Một số vấn đề cơ bản về NSNN 4
1.1.1. Khái niệm NSNN 4
1.1.2. Bản chất của NSNN 5
1.1.3. Chức năng của NSNN 6
1.1.4. Vai trò của NSNN 6
1.2. Hệ Thống NSNN và vị trí NSNN huyện 13
1.2.1. NSNN cấp huyện 13
1.3. Nội dung của quản lý NSNN cấp huyện 18
1.3.1. Lập dự toán NS huyện 18
1.3.2. Chấp hành dự toán 20
1.3.3. Nội dung quản lý chi NSNN 22
1.3.4. Cân đối thu, chi NS cấp huyện 24
1.3.5. Quyết toán NS cấp huyện 26
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý NSNN huyện 28
1.4.1. Cơ chế quản lý 28
1.4.2. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu chi NS 29
1.4.3. Quan hệ giữa các cấp ngân sách 31
1.4.4. Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện 32
1.4.5. Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý cấp huyện 33
1.5. Kinh nghiệm quản lý NSNN ở một số huyện ở Việt Nam và trên thế giới 33
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý NSNN một số nước trên thế giới 33
1.5.2. Kinh nghiệm quản lý NSNN một số huyện ở Việt Nam. 37
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Tĩnh Gia 41
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 41
2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội huyện Tĩnh Gia 43
2.2. Khái quát về tình hình quản lý NS huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2011 – 2013 48
2.2.1. Quản lý thu Ngân sách 48
2.2.2. Quản lý chi Ngân sách 53
2.3. Phương pháp nghiên cứu 57
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 57
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 58
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 58
2.4. Hệ thống các tiêu chí đánh giá trong nghiên cứu đề tài 59
2.4.1. Các tiêu chí đánh giá thu NS 59
2.4.2. Các tiêu chí đánh giá chi NS 59
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60
3.1. Chủ trương, chính sách của huyện về quản lý NS huyện 60
3.2. Thực trạng quản lý NS huyện Tĩnh Gia trong giai đoạn 2011 – 2013 62
3.2.1. Công tác lập dự toán NS huyện 62
3.2.2. Công tác chấp hành và tiêu chí đánh giá thu, chi NS cấp huyện 68
3.2.3. Công tác quyết toán NS huyện 86
3.3. Nhận xét, đánh giá công tác quản lý NS huyện Tĩnh Gia 88
3.3.1. Kết quả đạt được 88
3.3.2. Những hạn chế 92
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế 98
3.4. Giải pháp hoàn thiện quản lý NSNN 100
3.4.1. Giải pháp công tác xây dựng dự toán. 100
3.4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu NS 102
3.4.3. Giải pháp quản lý chi NS 106
3.4.4. Giải pháp hoàn thiện quản lý cân đối thu, chi NS 111
3.4.5. Một số giải pháp khác 112
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CTN Công thương nghiệp
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DT Dự toán
ĐTXD Đầu tư xây dựng
CN Công nghiệp
HĐND HĐND
NS Ngân sách
NSNN Ngân sách nhà nước
QĐ Quyết định
TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp
UBND Uỷ ban Nhân Dân
GTGT Thuế giá trị gia tăng
VHTT Văn hoá thông tin
XD Xây dựng
XDCBXây dựng cơ bản
XHCN Xã hội chủ nghĩa
GPMB Giải phóng mặt bằng
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Giá trị gia tăng (VA) huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2011 – 2013 (Tính theo giá cố định 1994) 44
2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Tĩnh Gia 2011 – 2013 (Theo GTGT-VA) 45
2.3 Giá trị gia tăng huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2011 – 2013 (Tính theo giá hiện hành) 45
2.4 Cơ cấu ngành kinh tế huyện Tĩnh Gia gia đoạn 2011 – 2013 46
2.5 Bảng tổng hợp thu ngân sách huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2011 -2013 50
2.6 Bảng tổng hợp chi ngân sách huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2011 -2013 55
3.1 Tình hình lập dự toán thu NS huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2011 – 2013 63
3.2 Tình hình lập dự toán chi NS huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2011 – 2013 65
3.3 Bảng tổng hợp chấp hành thu ngân sách huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2011 – 2013 71
3.4 Bảng tổng chấp hành chi ngân sách huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2011 – 2013 78
3.5 Quyết toán thu chi NS huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2011 – 2013 87
3.6 Cân đối dự toán thu chi NS huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2011 – 2013 112
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước là yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Yêu cầu khách quan đó nó bắt nguồn từ hai lý do chính:
Một là, xuất phát từ yêu cầu phát huy thế mạnh về kinh tế – xã hội ở từng địa bàn hành chính địa phương.
Hai là, xuất phát từ việc phân giao các nhiệm vụ về kinh tế – xã hội cho các cấp chính quyền.
Vai trò của ngân sách Nhà nước rất quan trọng đối với từng địa phương cũng như đối với nền kinh tế quốc dân. Quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế giữa các ngành kinh tế và các vùng kinh tế. Vì vậy cần phải thông qua các chính sách tài chính hợp lý, phù hợp với từng thời kỳ như: chính sách đầu tư; chính sách thuế, phí và lệ phí; chính sách nhà ở,v.v…. Đồng thời cần định hướng cụ thể đối với một số chính sách như: chế độ đất đai, nhà ở, chế độ cho thuê nhà, chế độ thu phí, lệ phí, V.V…. về định mức, tiêu chuẩn, chế độ, việc qui định thống nhất trong toàn quốc là yêu cầu khách quan của nền kinh tế – xã hội. Thực hiện phân cấp trách nhiệm cho địa phương theo hướng: những tiêu chuẩn định mức quan trọng phải do Nhà nước Trung ương thống nhất quản lý và qui định; còn một số tiêu chuẩn, định mức khác ít quan trọng hơn sẽ do chính quyền địa phương qui định, căn cứ vào khả năng vật chất và điều kiện cụ thể của từng địa phương mà có chính sách phù hợp và đúng luật.
Trong hoàn cảnh đó, tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, đổi mới quản lý thu, chi ngân sách sẽ tạo điều kiện tăng thu ngân sách và sử dụng Ngân sách quốc gia tiết kiệm, có hiệu quả hơn; giúp chúng ta sớm đạt được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Quản lý NS huyện là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế NS huyện, có vai trò quan trọng trong tạo vốn chi đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản, chi tiêu thường xuyên trên địa bàn huyện… Quản lý tốt sẽ làm tăng thu và giảm cho NS, đảm bảo cân đối, tăng tích lũy cho huyện để phân bổ vào các khoản chi cần thiết. Trước tình hình đó, học viên chọn chủ đề “Giải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách nhà nước Huyện Tĩnh Gia – Tỉnh Thanh Hóa” để làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học tại Trường Đại học Lâm Nghiệp và giúp cho việc quản lý thu – chi NSNN ở huyện Tĩnh Gia hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
– Mục tiêu tổng quát:
+ Góp phần hoàn thiện quản lý NSNN huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa.
– Mục tiêu cụ thể:
+ Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý NSNN cấp huyện.
+ Đánh giá thực trạng quản lý NS huyện ở huyên Tĩnh Gia – Thanh Hóa giai đoạn từ năm 2011 – 2013, rút ra những bất cập, hạn chế và nguyên nhân.
+ Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý NSNN huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
– Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Là nội dung về quản lý NSNN huyện gồm: Nội dung thu và chi NS huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
– Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
+ Về nội dung: Gồm quản lý thu, quản lý chi NSNN huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa
+ Về không gian: Địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa; không đề cập đến NS xã.
+ Về thời gian: Tài liệu, số liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013.
4. Nội dung nghiên cứu:
– Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý NSNN cấp huyện.
– Thực trạng quản lý NS huyện Tĩnh Gia: kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
– Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả quản lý NS huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa.
– Đề xuất hoàn thiện các giải pháp nhằm phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế, nhân tố tiêu cực để hoàn thiện quản lý NSNN huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị; luận văn chia thành 3 chương với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý NSNN huyện
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Bài viết liên quan
CUSTOMER VALUE OFFERED BY IPHONE 5C
TABLE OF CONTENT ABSTRACT 3 LIST OF TABLE 4 LIST OF FIGURE 5 Chapter I:...
Phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao cho các cơ quan nhà nước ở tỉnh Sơn La
Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU 1....
Th12
120+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đạt Kết Quả
Quản trị nguồn nhân lực là đề tài được nhiều học viên tham gia khóa...
Th12
100+Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Huy Động Vốn Đạt Kết Quả Tốt
Tài chính-Ngân hàng là một ngành học được nhiều sinh viên và học viên lựa...
Th11
350+Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Đạt Điểm
Kế toán là một ngành học được rất nhiều bạn lựa chọn cho chương trình...
Th11
150+Đề Tài Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh, Marketing Cho Doanh Nghiệp
Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lượng marketing cho doanh nghiệp luôn là mộn...
Th11