Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển ở nước ta, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, dịch vụ; ngày càng nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp… ra đời. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của các nhà máy, xí nghiệp nói trên cũng kéo theo những hệ quả đáng lo ngại về môi trường do khí thải, chất thải từ các doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, chất lượng môi trường thế giới nói chung và môi trường trường ở Việt Nam nói riêng ngày càng suy giảm trầm trọng. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi nhuận của chính mình mà ít lo lắng đến vấn đề môi trường xung quanh, trong khi đó, bầu không khí, nguồn nước…ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ và các thế hệ tương lai.
Ngoài ra, các vấn đề về xã hội như chính sách tiền lương, phúc lợi của nhân công trong doanh nghiệp và các hoạt động xã hội mà doanh nghiệp đóng góp cho địa phương cũng như đất nước cũng là một khía cạnh quan trọng trong ba khía cạnh của phát triển bền vững là : Kinh tế – Xã hội – Môi trường. Khía cạnh này thể hiện sự hài lòng của nhân công trong doanh nghiệp đồng thời thể hiện sự sẵn lòng làm việc lâu dài cho công ty. Một doanh nghiệp mạnh và muốn phát triển bền vững luôn cần có một đội ngũ nhân công trung thành với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự quan tâm và đóng góp về mặt xã hội làm cho đất nước nói chung và địa phương nói riêng ngày càng phát triển cũng góp phần tạo dựng một doanh nghiệp bền vững.
Nhận thấy được tầm quan trọng và cấp bách của vấn đề, cùng với mong muốn góp phần giúp doanh nghiệp được phát triển tốt hơn và giúp địa phương có môi trường trong sạch hơn, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Định hướng phát triển bền vững cho công ty sản xuất sơn Đông Nam Á”.
Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hoạt động của công ty trong những năm qua (gồm 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường) , rút ra những khía cạnh đã làm được và chưa làm được để hướng tới phát triển bền vững, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm phát triển công ty và khắc phục những mặt còn hạn chế.
- Câu hỏi nghiên cứu
Tình hình chung về hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây?
Mức đầu tư cho hệ thống xả thải như thế nào và có những ảnh hưởng gì đến môi trường địa phương ?
Chính sách về lương, phúc lợi cho công nhân và những đóng góp về mặt xã hội như thế nào?
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh, tổng hợp: so sánh các số liệu về doanh thu, chi phí (gồm chi phí dành cho hệ thống xả thải), lợi nhuận… qua các năm để làm rõ tình hình chung về hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây và mức đầu tư cho hệ thống xả thải như thế nào.
- Phương pháp thống kê, mô tả: mô tả các số liệu, dữ liệu như doanh thu, lợi nhuận, tình hình nhân sự, mức lương nhân công, các hoạt động và đóng góp cho xã hội để làm rõ chính sách về lương, phúc lợi cho công nhân và những tác động đến xã hội.
Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn hoạt động kinh doanh của công ty sơn Đông Nam Á trong 3 năm gần đây 2011, 2012, 2013 nhằm nhằm phân tích rõ tình hình công ty từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhất với thực trạng.
Nguồn số liệu, dữ liệu
Số liệu nghiên cứu dự kiến lấy từ công ty trong 3 năm từ 2011 đến 2013 gồm báo cáo tài chính, bảng lương, báo cáo về hoạt động xã hội, quy trình xả thải, các kiểm định về môi trường của công ty… Ngoài ra, báo cáo còn sử dụng các số liệu như các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp bền vững, thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp được tham khảo trên Internet (tailieu.vn) và các bài nghiên cứu trước về phát triển bền vững doanh nghiệp để so sánh với các số liệu phân tích từ công ty.
Kết cấu của bài báo cáo thực tập.
Bài báo cáo thực tập gồm các phần sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận. Trình bày các lý thuyết liên quan đến đề tài, cơ sở lí luận thực tiễn về phát triển bền vững và tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến chủ đề.
- Chương 2: Phân tích hoạt động của công ty. Có các nội dung: giới thiệu chung về công ty sơn Đông Nam Á, phân tích thực trạng, tình hình hoạt động của công ty qua từng khía cạnh phát triển bền vững (Kinh tế – Xã hội – Môi trường).
- Chương 3: Đề xuất các giải pháp. Trình bày về những giải pháp kiến nghị dựa trên kết quả phân tích ở chương 2 nhằm định hướng phát triển công ty theo hướng bền vững.
- Kết luận.
- Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý thuyết
- Lý thuyết về phát triển bền vững
- Cơ sở lý thuyết
Các định nghĩa
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phát triển bền vững tùy theo cách tiếp cận.mục đích nghiên cứu khác nhau mà khái niệm này được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Thuật ngữ phát triển bền vững (PTBV) lần đầu tiên được sử dụng trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do IUCN đề xuất năm 1980. Mục tiêu tổng thể của chiến lược là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ phát triển bền vững ở đây được đề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai của chúng ta”, Ủy ban Quốc tế về môi trường phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững được định nghĩa là “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển.
Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janerio (Braxin) năm 1992 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế Giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002: “Phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).
Phát triển bền vững (Sustainable Development – viết tắt là SD) hay nói một cách khoa học hơn là ,lý thuyết SD hiện nay, chính là sự phát triển một cách bền vững của trái đất này.
Các thành phần cơ bản
Theo UNESCO, phát triển bền vững bao gồm ba thành phần (khía cạnh) cơ bản:
Hình 1.1: Ba khía cạnh cơ bản của phát triển bền vững
Nguồn: Bộ khoa học và công nghệ
Trong mối tương tác,thỏa hiệp giữa ba thành phần chủ yếu nêu trên, mỗi thành phần lại xuất hiện các nội dung (hệ thống cấp hai) đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu phát triển riêng cho mỗi thành phần để cùng đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Môi trường: phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn mức độ cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.
Khía cạnh này gồm một số nội dung sau:
- Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo.
- Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái.
- Bảo vệ đa dạng sinh học.
- Bảo vệ tầng ô zôn.
- Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
- Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm.
- Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm…
Xã hội: xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
Khía cạnh này gồm một số nội dung sau:
- Ổn định dân số.
- Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị.
- Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa.
- Nâng cao học vấn, xóa mù chữ.
- Bảo vệ đa dạng văn hóa.
- Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới.
- Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định.
Kinh tế: đây là lĩnh vực không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại và phát triển của bất cứ ngành kinh doanh, sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lí cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền của con người.
Khía cạnh này gồm các nội dung sau:
- Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống.
- Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đang dạng sinh học và môi trường.
- Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các nguồn tài nguyên,mức sống, dịch vụ ý tế và giáo dục.
- Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối.
- Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng)
Ngoài ba khía cạnh chủ yếu nêu trên, có nhiều lí thuyết còn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bền vững chính trị, hành chính, dân tộc, tinh thần, công nghệ, quốc tế, sản xuất…và đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể.
Trong bài nghiên cứu này, vì đối tượng nghiên cứu là doanh nghiệp, trong khi đó, lý thuyết trên áp dụng chung cho cả quy mô quốc gia nên nghiên cứu chỉ sử dụng những tiêu chí có thể áp dụng cho doanh nghiệp, còn một số tiêu chí dành cho quốc gia sẽ không sử dụng. Mặt khác, lý thuyết trên có vai trò làm cho bài nghiên cứu rõ ràng hơn về khái niệm, các thành phần phát triển bền vững, nhưng để đo lường và đánh giá mức phát triển bền vững thì nghiên cứu sử dụng những tiêu chí ở phần sau.
- Tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp
Tại Việt Nam trong những năm gần đây,khía cạnh phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã được quan tâm nhiều hơn. Trong năm năm trở lại đây, mỗi năm các tờ báo ngoại ngữ của nhóm báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đều tiến hành trao giải thưởng “Doanh nghiệp và phát triển bền vững” cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Nhằm đánh giá một cách toàn diện hơn khía cạnh phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, bài báo cáo trình bày hai bộ tiêu chí đánh giá các hoạt động của các doanh nghiệp, công ty về khía cạnh đảm bảo phát triển bền vững. Các bộ tiêu chí này đang được sử dụng nhiều trên thế giới, bao gồm bộ tiêu chí “Phát triển bền vững Dow Jones” (Dow Jones Sustainability Indexes) và bộ tiêu chí của tổ chức Global Reporting Initiative (GRI).
Bộ tiêu chí Dow Jones
Trước hết là bộ tiêu chí Dow Jones được công bố vào năm 1999. Đây là bộ tiêu chí đầu tiên trên thế giới được thiết lập nhằm đánh giá thành tích trên ba chiều kích của phát triển bền vững là kinh tế, môi trường và xã hội của các doanh nghiệp lớn. Dưới đây là nội dung của bộ tiêu chí này:
Hình 1.2: Bộ tiêu chí Dow Jones
Các chiều kích của phát triển bền vững | Các chỉ tiêu | Trọng số của các chỉ tiêu |
Kinh tế | +Quy tắc ứng xử/ Tuân theo luật lệ/ hối lộ/đút lót
+Quản trị doanh nghiệp +Quản trị rủi ro và khủng hoảng +Các chỉ tiêu riêng của ngành nghề |
5.5
6.0 6.0 Tùy theo ngành nghề |
Môi trường | +Thành tích về môi trường
+Có bản báo cáo về môi trường +Các chỉ tiêu riêng của ngành nghề |
7.0
3.0 Tùy theo ngành nghề |
Xã hội | +Hoạt động từ thiện
+Ứng dụng các quy tắc sử dụng lao động của quốc gia và quốc tế. +Việc phát triển vốn con người +Có báo cáo về hoạt động xã hội +Các chỉ tiêu riêng của ngành nghề |
3.5
5.0 5.5 3.0 5.5 Tùy theo ngành nghề |
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn
Các chỉ tiêu trên được thực hiện bằng các câu hỏi cụ thể được download trên webside của Dow Jones để đo lường và người đứng đầu doanh nghiệp sẽ phải trả lời câu hỏi, bộ câu hỏi được mang tên RobecoSam sample Questionare.
Chẳng hạn đối với thành tích về môi trường, doanh nghiệp sẽ cho biết trong năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của họ đã thải bao nhiêu lượng khí CO2, lượng nước sạch đạ sử dụng, tổng lượng các loại năng lượng (điện, xăng dầu…) đã sử dụng, lượng rác thải. Doanh nghiệp cũng phải giải trình về chiến lược của mình trong tương lai xem có giảm thiểu các chỉ số trên dần dần hay không.
Về khía cạnh xã hội, doanh nghiệp sẽ phải cho biết có sự phân biệt đối xử giới tính trong vấn đề lương bổng hay không (lương trung bình của lao động nam và lao động nữ), tỷ lệ nữ đảm trách các trách nhiệm lãnh đạo, vấn đề đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động, tổng kinh phí mà doanh nghiệp đã dùng cho các hoạt động từ thiện.
Bộ tiêu chí do GRI thiết lập
Tuy nhiên cho đến nay,bộ tiêu chí do GRI thiết lập vào năm 2002 mới được xem là bộ tiêu chí đầy đủ và rõ ràng nhất dù nó vẫn xoay quanh ba chiều kích của phát triển bền vững giống như bộ tiêu chí Dow Jones. Cụ thể bộ tiêu chí này như sau:
Hình 1.3: Bộ tiêu chí do GRI thiết lập
Các chiều kích | Các khía cạnh |
Kinh tế | +Những tác động kinh tế trực tiếp của doanh nghiệp
+Sự hiện diện trên thị trường +Những tác động kinh tế gián tiếp |
Môi trường | +Nguyên vật liệu
+Năng lượng +Nước sạch +Đa dạng sinh học +Rác thải +Sản phẩm và dịch vụ +Vận tải |
Lao động | +Nhân công
+Quản lí các mối quan hệ lao động +Sức khỏe và an toàn +Đào tạo và giáo dục +Sự đa dạng và cơ hội |
Quyền con người | +Chiến lược và quản lí
+Không phân biệt đối xử +Quyền tự do lập nhóm +Lao động và trẻ em +Lao động cưỡng bức +Việc tuân thủ các quy tắc lao động và an toàn +Tuân thủ luật lệ địa phương |
Xã hội | +Cộng đồng
+Hối lộ và tham nhũng +Các đóng góp về mặt hành chính +Cạnh tranh và giá cả. |
Sản phẩm có trách nhiệm | +Sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng
+Sản phẩm và các dịch vụ +Quảng cáo +Tôn trọng sự riêng tư |
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn
Các nội dung của những bộ tiêu chí trên đây chủ yếu mang yếu tố tham khảo. Bởi vì đối với Việt Nam, có thể thêm các nội dung như việc trao học bổng, xây dựng nhà tình nghĩa và đóng góp cho các chương trình gây quỹ từ thiện.
Tuy nhiên, trong hai tiêu chí nêu trên, đề tài sẽ sử dụng bộ tiêu chí Dow Jones vì thứ nhất, doanh nghiệp đang nghiên cứu chỉ thuộc quy mô vừa, phù hợp với bộ tiêu chí Dow Jones hơn so với bộ tiêu chí do GRI thiết lập. Thứ hai, theo lý thuyết đã nghiên cứu, bài báo cáo quyết định theo hướng phát triển bền vững qua ba khía cạnh: Kinh tế – Xã hội – Môi trường trong khi đó bộ tiêu chí do GRI thiết lập có nhiều khía cạnh, không phù hợp với bài nghiên cứu. Thứ ba, bộ tiêu chí Dow Jones có thang điểm cụ thể, tạo thuận lợi cho việc đánh giá doanh nghiệp. Vì những lý do trên, bài nghiên cứu sẽ sử dụng bộ tiêu chí Dow Jones làm thước đo đánh giá mức phát triển bền vững của doanh nghiệp. Qua đó, bài nghiên cứu sẽ làm rõ các vấn đề về về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, sự ảnh hưởng đến môi trường cũng như xã hội của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
- Cơ sở lý luận thực tiễn
- Tổng quan các nghiên cứu trước
- Phân tích hoạt động của công ty
Bài viết liên quan
99 Bài báo cáo thực tập tổng hợp các chuyên ngành
Báo cáo thực tập là học phần cuối cùng và cũng là bài luận cuối...
Th11
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
BẢNG TỪ VIẾT TẮT STT Nội dung Chữ viết tắt 1 Bộ luật dân sự...
Th11
Đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử sản phẩm cân điện tử của công ty cổ phần xúc tiến thương mại và giáo dục toàn cầu
TÓM LƯỢC Sự phát triển mạnh mẽ và bùng nổ của thương mại điện tử...
Th11
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư Việt Nhật
Đề tài:Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh...
Th11
Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Khách Sạn [báo giá 2024]
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN, NẾU BẠN ĐANG...
Th11
Viết thuê báo cáo thực tập ngành kinh doanh quốc tế 2023 – 2024
Bạn đang bận rộn hoặc khó khăn trong quá trình hoàn thành báo cáo thực...
Th11