Luận văn thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Mục tiêu của luận văn 4
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
4. Cấu trúc của luận văn 6
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8
1.1. Khái quát về ngành ngân hàng 8
1.1.1. Kiến thức cơ bản về hệ thống tài chính 8
1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 9
1.2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại 9
1.2.2. Đo lường hiệu quả sinh lời ngân hàng 10
1.2.3. Khảo sát các lý thuyết về yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng 10
1.3. Rà soát các nghiên cứu đã được thực hiện về yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng 11
1.3.1. Mối quan hệ giữa quy mô và lợi nhuận ngân hàng 11
1.3.2. Mối quan hệ giữa tỉ lệ vốn và lợi nhuận ngân hàng 12
1.3.3. Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng 14
1.3.4. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng 15
1.3.5. Mối quan hệ giữa tình trạng sở hữu và lợi nhuận ngân hàng 16
1.3.6. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận ngân hàng 17
1.3.7. Mối quan hệ giữa tỉ lệ lạm phát và lợi nhuận ngân hàng 18
1.4. Khảo sát về các nghiên cứu trước đây về yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng trong ngành ngân hàng Việt Nam 20
CHƯƠNG 2 – DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Kỹ thuật và trình tự nghiên cứu 22
2.2.1. Phạm vi đối tượng và thời gian 22
2.2.2. Quá trình thu thập dữ liệu 23
2.2. Cấu trúc và phương pháp nghiên cứu 23
2.3. Mô hình hồi quy 25
2.3.1 Các biến phụ thuộc 25
2.3.2 Các biến độc lập và giả thuyết 26
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH 31
3.1. Khái quát tình hình các ngân hàng thương mại Việt Nam 31
3.1.2. Tổng quan ngành ngân hàng Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017 32
3.2. Kết quả phân tích 35
3.2.1. Thống kê mô tả 35
3.2.2. Tương quan giữa các biến giải thích 37
3.2.3. Mô hình hồi quy 38
CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 42
4.1. Kết luận 42
4.2. Khuyến nghị 42
4.3. Giới hạn nghiên cứu 42
4.4. Khuyến nghị cho các nghiên cứu trong tương lai 42
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về quy mô ngân hàng 13
Bảng 2 Tóm tắt các tài liệu về cơ cấu vốn ngân hàng 14
Bảng 3 Tóm tắt các tài liệu về rủi ro tín dụng 15
Bảng 4: Tóm tắt các tài liệu về rủi ro tín dụng 17
Bảng 5: Tóm tắt các tài liệu về tình trạng sở hữu 18
Bảng 6: Tóm tắt các tài liệu về tăng trưởng kinh tế 19
Bảng 7: Tóm tắt các tài liệu về tỉ lệ lạm phát 20
Bảng 8: Các biến và cách tính 30
Bảng 9: Thống kê mô tả 36
Bảng 10: Phân tích tương quan 38
Bảng 11: Kết quả hồi quy mô hình 1 39
Bảng 12: Kết quả hồi quy mô hình 2 40
Bảng 13: Kết quả hồi quy mô hình 3 41
Bảng 14: Kết quả hồi quy mô hình 4 41
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trung gian tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong hầu hết các nền kinh tế thông qua nhiều hoạt động đa dạng, từ cung cấp cơ chế thanh toán, liên kết người vay và cho vay trong thị trường tài chính, giải quyết các phương tiện và thị trường tài chính phức tạp, cho đến thúc đẩy minh bạch trong thị trường hay dịch chuyển, quản lý rủi ro. Nhờ khả năng cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, các ngân hàng thường được xem là trung gian tài chính có sức ảnh hưởng nhất trong một nền kinh tế. Các ngân hàng đóng vai trò tiên quyết trong hoạt động của các nền kinh tế lớn. Tính hiệu quả của trung gian tài chính cũng có thể tác động tới sự phát triển kinh tế. Mặt khác, việc các ngân hàng không trả được nợ hoàn toàn có thể dẫn đến khủng hoảng mang tính hệ thống. Các quốc gia xây dựng được hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả thường có khả năng ứng phó với những cú sốc tiêu cực một cách dễ dàng hơn, đồng thời đóng góp vào sự ổn định của hệ thống tài chính (Athanasoglou cùng nhóm nghiên cứu, 2006). Xét đến mối quan hệ giữa sự thặng dư của khu vực ngân hàng và sự tăng trưởng của nền kinh tế (Rajan & Zingales, 1998; Levine, 1998), kiến thức về những yếu tố tác động tới lợi nhuận khu vực tài chính là vô cùng quan trọng, không chỉ đối với các nhà quản lý ngân hàng mà còn với nhiều cổ đông khác bao gồm các đối tác, lao động, các chính phủ và các cơ quan tài chính. Nhận thức đúng đắn về những yếu tố này sẽ rất có ích trong việc hỗ trợ các nhà chức trách và các nhà quản lý ngân hàng xây dựng các chính sách tăng cường lợi nhuận cho ngành ngân hàng trong tương lai.
>>>Nếu bạn đang trong quá trình viết luận văn thạc sĩ, bạn bận công việc hoặc vướng mắc phải nhiều vấn đề không thể hoàn thiện luận văn cho mình được, bạn muốn tìm người hỗ trợ viết luận văn nhưng không biết giá viết thuê luận văn thạc sĩ có mắc không thì có thể liên hệ với Luận Văn Group để được tư vấn nhé.
Trong những năm gần đây, phân khúc ngân hàng tại Việt Nam đã có những điều chỉnh rõ rệt như một hệ quả tất yếu để thích nghi với những yêu cầu mới, điển hình như việc bãi bỏ các quy định thị trường trong nước hay việc quốc tế hóa cạnh tranh. Ở cấp độ quốc gia, ngân hàng nhà nước đã tăng mức điều kiện vốn ngân hàng và các quy định về rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, ở cấp độ khu vực, thông qua các Hiệp định thương mại tự do, thương mại xuyên biên giới và cạnh tranh đối với các dịch vụ tài chính được nỗ lực thúc đẩy. Ngoài ra, kể từ khi chính thức gia nhập Tổ chức Kinh tế Thế giới, kinh tế Việt Nam đã thắt chặt quan hệ với nhiều nền kinh tế khác trong khu vực và trên toàn thế giới. Những bước phát triển này hoàn toàn có thể đặt ra những thách thức lớn đối với các thể chế tài chính ở Việt Nam bởi môi trường hoạt động của các thể chế này đã bị thay đổi nhanh chóng. Điều này đã tác động lên các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam. Chính vì vậy, cần phải xem xét kỹ các yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam.
2. Mục tiêu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn này nhằm bước đầu đánh giá tầm ảnh hưởng của các yếu tố tiềm ẩn đối với lợi nhuận ngân hàng tại Việt Nam, qua đó cung cấp thông tin có lợi cho các nhà quản lý và các nhà đầu tư trong việc ổn định ngành ngân hàng và hệ thống tài chính. Nghiên cứu sẽ trả lời cho 2 câu hỏi:
Câu hỏi 1: Những yếu tố nào quyết định lợi nhuận ngân hàng ở Việt Nam?
Câu hỏi 2: Những yếu tố quyết định này tác động tới lợi nhuận ngân hàng như thế nào?
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dữ liệu từ năm 2006 – 2015.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có nhiều lý thuyết tranh cãi về mối quan hệ giữa tình trạng sở hữu, cơ cấu bảng cân đối kế toán với lợi nhuận, trong đó bao gồm lý thuyết chi phí đại diện và lý thuyết phát tín hiệu. Các học giả đã áp dụng và phát triển các quan điểm của những lý thuyết này để phát hiện và chứng minh những khía cạnh cơ bản ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng. Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các yếu tố liên quan có thể được phân thành hai loại chính là các đặc điểm đặc trưng cho ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô. Có thể kể đến một số đặc điểm liên quan đến ngân hàng như quy mô ngân hàng (Pasiouras & Kosmidou, 2007); cơ cấu bảng cân đối kế toán (Athanasoglou cùng nhóm nghiên cứu, 2008) và tình trạng sở hữu (Micco cùng nhóm nghiên cứu, 2007). Các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm GDP và tỉ lệ lạm phát (Tanna cùng nhóm nghiên cứu, 2005; Sastrosuwito and Suzuki, 2012). Bất luận các nhà nghiên cứu đang tranh luận ra sao, những phát hiện này vẫn là vô cùng quan trọng để các nhà đầu tư hay các nhà điều chỉnh có thể dựa vào để đưa ra quyết định. Những kết quả ấy là khung giả thuyết giúp định hướng nghiên cứu về phân đoạn ngân hàng ở Việt Nam.
Kể từ năm 2000 cho đến nay, có rất ít các nghiên cứu được tiến hành để phân tích yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng của các ngân hàng Việt Nam. Một nhóm các tác giả là Nguyễn cùng nhóm nghiên cứu (2013) đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động của 32 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 theo mô hình hồi quy Tobit. Nghiên cứu này nhận định rằng hiệu quả hoạt động của ngân hàng tỉ lệ thuận với quy mô ngân hàng và thị phần, đồng thời chỉ ra rằng sở hữu nhà nước có tỉ lệ nghịch với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Một nghiên cứu khác về yếu tố quyết định lợi nhuận được thực hiện bởi Vu và Nahm (2013), trong đó các học giả thu thập dữ liệu từ 56 ngân hàng hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2000-2006. Mô hình Tobit được áp dụng vào các dữ liệu này và kết luận rằng quy mô ngân hàng, khả năng quản lý, chất lượng tài sản, GDP có tác động tỉ lệ thuận với lợi nhuận ngân hàng, trong khi tỉ lệ lạm phát và mức độ vốn hóa tỉ lệ nghịch với lợi nhuận. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các ngân hàng nước ngoài có trụ sở ở Australia, Nhật hay các nước phương Tây thường hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng nước ngoài có trụ sở ở châu Á và các ngân hàng trong nước. Ngoài ra, các ngân hàng cần duy trì tỉ lệ tối ưu giữa cổ phần và tổng tài sản ở mức 4-14% để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động mà vẫn duy trì bảo đảm. Nhìn chung, mặc dù tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động của ngân hàng, hai nghiên cứu nói trên lại không đề cập đến các chỉ số tài chính về lợi nhuận của ngân hàng như hệ số thu nhập trên tài sản (ROA) và hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE). Xét về khía cạnh khác, việc sử dụng dữ liệu của các ngân hàng trong và ngoài nước có thể phần nào tác động tới kết quả do sự khác nhau giữa hoạt động của các phân khúc ngân hàng.
Nghiên cứu sâu hơn, Dinh (2013) không chỉ nghiên cứu yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng sở hữu nước ngoài mà còn áp dụng phương thức hồi quy theo hiệu ứng cố định để so sánh hiệu suất giữa các ngân hàng trong và ngoài nước. Khác với các nghiên cứu trước đây chỉ tính toán lợi nhuận ngân hàng bằng phương pháp đo lường hiệu quả, nghiên cứu của Dinh (2013) sử dụng hệ số thu nhập trên tài sản (ROA) và tỉ lệ lãi cận biên (NIM) làm các chỉ số đánh giá lợi nhuận. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập từ 51 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2012. Các tác giả phát hiện ra rằng tất cả các yếu tố liên quan tới ngân hàng, các yếu tố kinh tế vĩ mô và các thông số ngân hàng đa quốc gia đều đóng vai trò quan trọng quyết định lợi nhuận ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng tài sản và lợi nhuận tỉ lệ thuận với nhau. Một kết luận đáng chú ý khác là lợi nhuận ngân hàng mẹ có tác động nghịch rất rõ rệt tới lợi nhuận các ngân hàng con tại Việt Nam. Bên cạnh đó, so với các ngân hàng trong nước, các ngân hàng nước ngoài cũng có hiệu suất tốt hơn nhờ khai thác lợi thế chủ sở hữu.
Nhìn chung, do những khó khăn trong việc thu thập thông tin cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn trước năm 2000, nên có rất ít tài liệu có chất lượng về ngành ngân hàng tại Việt Nam. Đặc biệt từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, không có nghiên cứu nào về các ngân hàng thương mại trong nước tại Việt Nam. Vì vậy, đây sẽ là mối quan tâm chính của nghiên cứu này.
4. Cấu trúc của luận văn
Nghiên cứu có cấu trúc như sau:
– Chương 1 – Giới thiệu: Chương này nhằm mục đích trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, tổng quan tình hình nghiên cứu & cấu trúc bài nghiên cứu.
– Chương 2 – Cơ sở lý thuyết: Chương này nhằm xem xét kỹ lưỡng những giải thích trên lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về lợi nhuận ngân hàng trong bối cảnh tình hình thế giới và Việt Nam.
– Chương 3 – Dữ liệu và phương pháp luận: Chương ba nhằm mục đích cung cấp lý luận nghiên cứu, quá trình thu thập dữ liệu tổng thể và mô hình hồi quy.
– Chương 4 – Kết quả và phân tích: Chương bốn nhằm mục đích chứng minh kết quả của mô hình hồi quy và phân tích kết quả để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.
– Chương 5 – Kết luận và kiến nghị: Chương năm nhằm mục đích tóm tắt những điểm chính của nghiên cứu và thảo luận những giới hạn nghiên cứu nhằm đưa ra kiến nghị cho những nghiên cứu trong tương lai.
Bạn có thể xem đầy đủ luận văn tại link
Liên hệ viết bài:
Hotline/Zalo: 0967538624 Ms Huyền/ 0886091915 Ms Trang
Email: Lamluanvan123@gmail.com
Website: https://lamluanvan.net/
Chào các bạn! Mình làm công việc quản trị nội dung của trung tâm Luận Văn Group. Công việc này đã gắn bó với mình được hơn 10 năm, mình tốt nghiệp trường Kinh Tế Quốc Dân, có sở thích là viết các đề tài nghiên cứu và viết luận, các bạn muốn sử dụng dịch vụ bên mình vui lòng liên hệ qua website: https://lamluanvan.net/. Rất mong được sự ủng hộ của các bạn!
Bài viết liên quan
Vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội trong quản lý công ở các nước trên thế giới và Việt Nam
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH...
Th7
ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG NGHỀ CỦA DƯỢC SĨ
MỤC LỤC 1. PHẦN MỞ ĐẦU 3 1.1. Đặt vấn đề 3 1.2. Mục tiêu...
Th7
Vận dụng tri thức thi pháp vào phân tích truyện ngắn Vợ chồng A phủ (Tô Hoài)
Đề bài: Vận dụng tri thức thi pháp vào phân tích truyện ngắn Vợ chồng...
Th7
Download 66 Luận văn thạc sĩ phát triển du lịch Miễn Phí
Bạn đang theo học chương trình thạc sĩ du lịch và đang trong quá trình...
Th5
Top 50 luận văn thạc sĩ thương mại điện tử Miễn Phí
Nếu bạn đang là học viên các chuyên ngành quản trị kinh doanh, thương mại...
Th4
Top 60 luận văn thạc sĩ luật kinh tế Miễn Phí
Bạn đang là học viên chương trình cao học chuyên ngành luật kinh tế, bạn...
Th4